Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
THÔNG TIN NHANH BÁO CÁO QUÝ CỦA ISO-MECAS (17) 20
Friday - 24-11-2017 | 04:31:57 PM

mTheo công bố điều chỉnh lần đầu về dự báo cân đối cung – cầu đường (các loại) trên thế giới trong vụ 2017/2018, sản xuất đạt 179,448 triệu tấn (+11,075 triệu tấn, +6,58% so với vụ 2016/2017); tiêu dùng đạt 174,414 triệu tấn (+2,936 triệu tấn, +1,71% so với vụ 2016/2017); như vậy sẽ dư thừa 5,034 triệu tấn; nhu cầu nhập khẩu giảm 2,573 triệu tấn (-4,29% so với vụ 2016/2017 và đạt 57,467 triệu tấn); khả năng xuất khẩu đạt 61,094 triệu tấn (+0,999 triệu tấn, +1,66% so với vụ 2016/2017); tồn kho cuối kỳ đạt 89,618 triệu tấn (+1,407 triệu tấn, +1,60% so với vụ 2016/2017) và tỷ lệ tồn kho/tiêu dùng đạt 51,38% (tương đương  vụ 2016/2017 đạt 51,44%).

Theo dự báo sản xuất đường các loại trong vụ 2017/2018 (tháng 10/tháng 9), so với niên vụ 2016/2017, Brazil giảm 2,250 triệu tấn; Ấn Độ tăng 4,5 triệu tấn; EU tăng 3,198 triệu tấn (+ 21% so với vụ 2016/2017); Thái Lan tăng 2,135 triệu tấn; Trung Quốc tăng 1,200 triệu tấn. Dự báo sản xuất đường các loại trong vụ 2017/2018 tại Đông Âu và CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập) có khả năng tăng tiếp (vụ 2016/2017, đạt kỷ lục mới 

9,486 triệu tấn, tăng 1,56 triệu tấn, vượt 19,7% so với vụ 2015/2016); trong đó, Nga sẽ đạt kỷ lục mới 6,5 triệu tấn, Ukraine đạt 2,008 triệu tấn (tăng 24,2% so với vụ 2016/2017). Bắc, Trung Mỹ, và Caribe đạt 21,664 triệu tấn, tăng 343.000 tấn (+1,6%) so với vụ 2016/2017; trong đó, Mỹ đạt 8,836 triệu tấn Mỹ quy thô, Mexico đạt 6,182 triệu tấn (+3,8% so với mức 5,957 triệu tấn trong vụ 2016/2017), Guatemala đạt 2,718 triệu tấn (-104.000 tấn so với vụ 2016/2017) và Cuba đạt 1,8 triệu tấn. Nam Mỹ đạt 44,922 triệu tấn quy thô (-2,160 triệu tấn, -4,5%so với vụ 2016/2017); trong đó, Brazil đạt 37,5 triệu tấn, Colombia đạt 2,2 triệu tấn, Argentina đạt 1,91 triệu tấn. Trung Đông và Bắc Phi đạt 8,118 triệu tấn, tăng 2,6% so với vụ 2016/2017 nhưng chỉ đáp ứng 42% nhu cầu trong khu vực; trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 2,4 triệu tấn (tương đương vụ 2016/2017), Ai Cập (nước sản xuất lớn thứ 2 trong khu vực) đạt 2,6 triệu tấn (+2,3 triệu tấn so với vụ 2016/2017), Iran đạt 1,7 triệu tấn (vụ 2016/2017 (tháng 3/2016 – tháng 3/2017) đạt 1,643 triệu tấn, đáp ứng 74% nhu cầu trong nước). Viễn Đông và Châu Đại dương đạt 35,228 triệu tấn, tăng 3,879 triệu tấn (+12,4%) so với vụ 2016/2017; trong đó, Trung Quốc đạt 10,5 triệu tấn (+1,2 triệu tấn so với vụ 2016/2017), Thái Lan đạt 12 triệu tấn (+2,8 triệu tấn so với vụ 2016/2017),  Úc đạt 4,8 triệu tấn quy thô, Indonesia đạt 2,5 triệu tấn (+0,3 triệu tấn so với vụ 2016/2017), Philippines đạt 2,235 triệu tấn (không thay đổi đáng kể so với vụ 2016/2017). Tiểu lục địa Ấn Độ đạt 62,891 triệu tấn, tăng 5,039 triệu tấn (+18,1%) so với niên vụ 2016/2017; trong đó, Ấn Độ đạt 25 triệu tấn, Pakistan đạt 8 triệu tấn. Xích đạo và Nam Phi đạt 7,730 triệu tấn, tăng so 7,487 triệu tấn trong vụ 2016/2017; trong đó, Nam Phi đạt 1,75 triệu tấn trong năm 2017 và 1,9 triệu tấn trong năm 2018.

            Khả năng xuất khẩu đường trên thế giới trong vụ 2017/2018 (tháng 10/tháng 9) là 61,094 triệu tấn, mức cao thứ 2 trong lịch sử, sau mức 66,323 triệu tấn trong niên vụ 2015/2016. So với vụ 2016/2017, xuất khẩu tăng ở EU (1,526 triệu tấn; tổng xuất khẩu 2,8 triệu tấn (tăng gấp đôi so với vụ 2016/2017 và có thể trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 4; tuy nhiên, xuất khẩu không phải là lựa chọn hấp dẫn với giá hiện nay, đặc biệt đối với các nhà sản xuất đường củ cải (Theo Ủy ban Châu Âu, giá đường trung bình trong hạn ngạch tại nhà máy đường trong tháng 8/2017 đạt tới 501 EUR/tấn, trong khi chỉ số giá đường trắng ISO hiện nay khoảng 370 USD/tấn; phần đáng kể của dư thừa sẽ được giữ lại)), Thái Lan (2,090 triệu tấn; tổng xuất khẩu 9 triệu tấn) và giảm ở Brazil (1,5 triệu tấn; đây là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 45% lượng đường giao dịch toàn cầu, tổng xuất khẩu từ đầu năm 2017 đến nay là 25,11 triệu tấn, tăng 1,36 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái). Lượng đường xuất khẩu dự báo trong vụ 2017/2018 ở Úc đạt gần 4 triệu tấn (tương tự vụ 2016/2017), Ukraine đạt 350.000 tấn và Nga khoảng 450.000 tấn.

Dự báo sử dụng đường toàn cầu trong niên vụ 2017/2018 tăng 1,70%, cao hơn mức tăng 1,41% trong niên vụ 2016/2017 và thấp hơn mức tăng 1,90% trong niên vụ 2015/2016. Tiêu dùng đường toàn cầu trong niên vụ 2017/2018 ở mức 174,414 triệu tấn, tăng 1,71% so với trung bình 5 năm qua là 1,66%. Xích đạo và Nam Phi sẽ có mức tăng trưởng tiêu dùng cao nhất, tăng 3,87% so với vụ 2016/2017 nhưng tiêu dùng của khu vực này chỉ chiếm 7% tổng số tiêu dùng toàn thế giới. Viễn Đông và Châu Đại dương (nơi tiêu thụ đường lớn nhất, chiếm tới 23% tiêu dùng thế giới, chiếm 1/2 tổng mức tăng sử dụng toàn cầu trong vụ 2016/2017) cũng sẽ có mức tăng trưởng tiêu dùng cao hơn mức trung bình của thế giới, đạt 2,7%, từ 38,450 triệu tấn trong vụ 2016/2017 lên 39,495 triệu tấn trong vụ 2017/2018. Tiểu lục địa Ấn Độ (khu vực tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới, chiếm 20% sử dụng đường toàn cầu) có mức tăng trưởng là 2,09%. Trung Đông, Bắc Phi, và Trung Mỹ có mức tăng trưởng tiêu dùng tương ứng 2,46% và 2,02%. Tại 4 khu vực còn lại, mức tăng trưởng dưới 1,10%; trong đó, Bắc Mỹ đạt 1,03%, Đông Âu và CIS đạt 0,74%, Nam Mỹ đạt 0,54%, Tây và Trung Âu đạt 0,94%. Cần lưu ý rằng hầu hết các nước trong 4 khu vực này thuộc nhóm thị trường đường bão hòa, mức tiêu dùng theo đầu người cao hơn đáng kể so với mức trung bình của thế giới.

Dự báo nhập khẩu đường trên thế giới trong vụ 2017/2018 là 57,467 triệu tấn, thấp hơn mức 60,040 triệu tấn trong vụ 2016/2017. Do Sản xuất đường tăng ở các nước nhập khẩu (+6,426 triệu tấn so với vụ 2016/2017) sẽ đáp ứng tăng trưởng tiêu dùng (2,536 triệu tấn) và một số nước nhập khẩu có thể giải phóng dự trữ cho nên nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm 2,573 triệu tấn. Các nước sẽ giảm nhập khẩu là EU 2,082 triệu tấn, Trung Quốc 335.000 tấn và Campuchia 322.000 tấn. Nước tăng nhập khẩu là Mỹ 445.000 tấn. Với các nước khác, sự thay đổi sẽ không vượt quá 250.000 tấn so với vụ trước, và nói chung cân đối lẫn nhau. Hạn ngạch nhập khẩu của Trung Quốc (một trong những nước nhập khẩu hàng đầu) trong năm 2018 là 1,945 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2017. Indonesia (nước nhập khẩu lớn thứ 2) sẽ nhập khẩu 4,385 triệu tấn (vụ 2016/2017 là 4,420 triệu tấn). Mỹ (nước nhập khẩu lớn thứ 3) sẽ nhập khẩu 3,710 triệu tấn Mỹ quy thô, cao hơn mức 3,247 triệu tấn trong vụ 2016/2017. Bangladesh sẽ trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 4 với 2,214 triệu tấn, cao hơn mức 2,110 triệu tấn trong vụ 2016/2017. EU sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn, giảm 49% so với vụ 2016/2017.

Đối với giá đường trên thế giới trong năm 2017, giá đường thô giao ngay (the ISA daily price) trung bình là 14,37cents/lb trong tháng 8; 14,39 cents/lb trong tháng 9 và 14,34 cents/lb trong tháng 10. Giá đường trắng (the ISO white sugar price index) thay đổi trong khoảng 359,05 – 397,55 USD/tấn. Chênh lệch danh nghĩa giữa giá đường trắng và đường thô (the differential between“the ISO white sugar price index” and “the ISA daily price”) trong là 54,67 USD/tấn trong tháng 9; 61,07 USD/tấn trong nửa đầu tháng 11; 85,43 USD/tấn trung bình 3 năm qua. Chênh lệch sẽ vẫn không có sự hồi phục đáng kể do trong niên vụ 2017/2018 dự báo thị trường có thêm lượng xuất khẩu lớn đường trắng từ EU, Pakistan và Nga. Tại Brazil, giá đường trung bình giảm từ 1.223,63 BRL/tấn trong tháng 7/2017 xuống 1.048,18 BRL/tấn trong tháng 9/2017, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2015; tuy nhiên, từ tháng 9/2017 đến tháng 11/2017, giá đã đảo ngược do mía phân bổ cho sản xuất ethanol tăng và do mưa; giá trung bình tháng 11/2017 (đến ngày 10/11/2017) đạt mức 1.217,11 BRL/tấn. Tại Trung Quốc, từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2017, giá giảm từ 6.196,14 tệ/tấn xuống 5.958,63 tệ/tấn; có 367.000 tấn đường của vụ 2016/2017 đã được bán đấu giá vào tháng 9/2017 (200.000 tấn vào ngày 18/9/2017 và 167.000 tấn vào ngày 28/9/2017). Tại Ấn Độ, giá trung bình 10 ngày đầu tháng 11/2017 thấp hơn 8% so với tháng 7/2017, từ 36.088,10 INR/tấn xuống 33.100,00 INR/tấn. Tại Mexico, giá trung bình tháng 9/2017 đạt tới 16.927,56 MXN/tấn, mức cao nhất từ trước tới nay, sau đó giảm nhẹ xuống 16.654,26 MXN/tấn trong tháng 10/2017 và 16.570,54 MXN/tấn trong tháng 11/2017. Tại Mỹ, giá đường củ cải tinh luyện tăng từ 676,82 USD/tấn trong tháng 7/2017 lên 738,55 USD/tấn trong tháng 10/2017 (tăng 5,1%), đây là mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Tại Nga, giá trung bình tháng giảm còn 25.027 rúp/tấn trong tháng 11/2917, giảm 43,2% so tháng 7/2017 và là mức thấp nhất trong năm nay, nguyên nhân là do nguồn cung tăng mạnh và khả năng miễn thuế từ các nước thành viên trong cộng đồng kinh tế Á – Âu. Tại EU, giá đường trong hạn ngạch tại nhà máy đã tăng nhẹ từ 498 EUR/tấn trong tháng 6/2017 lên 501 EUR/tấn trong tháng 7/2017; với việc xóa bỏ hạn ngạch vào ngày 1/10/2017, dự báo giá đường sẽ giảm.

Đối với nhiên liệu ethanol, dự báo sản lượng trên thế giới tăng từ 99,7 tỷ lít trong năm 2017 lên mức kỉ lục mới 102,5 tỷ lít trong năm 2018. Tiêu dùng toàn cầu tăng từ 96,790 tỷ lít trong năm 2017 lên 99,810 tỷ lít năm 2018. Tại Mỹ, sản xuất 59,2 tỷ lít và tiêu dùng 54,4 tỷ lít trong năm 2017, dự báo sản xuất 59,6 tỷ lít trong năm 2018. Tại Brazil, sản xuất 25,6 tỷ lít và tiêu dùng 24,82 tỷ lít trong năm 2017, dự báo sản xuất 26,9 tỷ lít trong năm 2018. Tại EU, sản xuất 5,2 tỷ lít và tiêu dùng 5,3 tỷ lít trong năm 2017. Tại Trung Quốc, sản xuất 3,1 tỷ lít và tiêu dùng 3,2 tỷ lít trong năm 2017. Tại Canada, sản xuất 1,7 tỷ lít và tiêu dùng 2,75 tỷ lít trong năm 2017. Tại Thái Lan, sản xuất 1,35 tỷ lít và tiêu dùng 1,5 lít trong năm 2017, dự báo sản xuất 1,5 tỷ lít trong năm 2018. Tại Argentina, sản xuất 1,05 tỷ lít và tiêu dùng 1 tỷ lít trong năm 2017.

Đối với chất dẻo và hóa chất sinh học, Brazil đã sản xuất nhựa sinh học từ ethanol (được sản xuất từ mía) để dùng làm bao bì, đồ chơi,… Tại Hà Lan, cuối tháng 8/2017, công ty Total Corbion đã cho ra mắt Polylactic acid (PLA) được làm từ mía, đây là nhựa sinh học và chất phân hủy sinh học được dùng làm bao bì, một số phụ tùng của ô tô,… Tại Ấn Độ, Viện Đường Quốc gia Ấn Độ (NSI) đã nộp đơn đăng ký bằng sáng chế cho kỹ thuật tạo ra chất tẩy rửa sinh học từ bã mía, không làm hại da và thân thiện với môi trường. Tại Italy, từ năm 2017, Hãng Mater Biotech có thể sản xuất được 30 tấn nhựa sinh học/năm từ Butanediol sinh học với nguyên liệu gồm đường và nước (nhựa sinh học chủ yếu dùng để bao gói rau, quả và thông thường được sản xuất từ dầu mỏ). Tại Thụy Điển, Công ty IKEA ước tính năm nay sẽ bán 1,4 tỷ túi nhựa sinh học được sản xuất từ mía, dùng gói bánh sandwich. 

Đối với đồng phát điện, tại Brazil, 18.802 GWh điện sinh khối đã được cung cấp cho lưới điệ

m

n quốc gia trong 9 tháng đầu năm 2017. Tại Nepal, Chính phủ đã thỏa thuận với 2 nhà máy đường Indu Sankar và Everest để mua điện năng sản xuất từ bã mía trong mùa khô. Tại Pakistan,3 nhà máy đường với công suất phát điện lần lượt là 7 MW (sẽ nâng lên 21,44 MW), 21,9 MW và 26,5 MW đã được cấp phép phát điện và cung cấp cho lưới điện quốc gia. Tại Philippines, công ty đường lớn nhất là Victorias dự định hoàn thành dự án điện sinh khối 64 MW trong năm 2017 và sẽ đưa lên lưới điện quốc gia 25 MW. 

 Đối với chất ngọt thay thế, Mỹ là nước sản xuất Siro ngô Fructose cao (HFCS) nhiều nhất thế giới với 8,23 triệu tấn Mỹ (theo trọng lượng khô) trong năm 2017, năm 2018 sẽ giảm xuống còn 8,15 triệu tấn; mức tiêu thụ giảm từ 7 triệu tấn Mỹ trong năm 2017 xuống 6,97 triệu tấn Mỹ trong năm 2018. Tại EU, từ ngày 1/10/2017, hạn ngạch sản xuất Isoglucose được bãi bỏ; sản lượng isoglucose (được sản xuất từ ngũ cốc) từ đầu năm đến nay đã vượt 720.000 tấn; sản xuất và sử dụng Isoglucose có thể đạt từ 2,3 đến 2,5 triệu tấn trong vòng 5 – 6 năm tới. PureCircle, một nhà cung cấp có trụ sở tại Malaysia đang triển khai “Thế hệ kế tiếp của Stevia (cỏ ngọt) thay thế đường có hiệu quả hơn và tạo hương vị rất hấp dẫn”; Stevia đang được trồng tại các đồn điền ở Nam Mỹ, Hoa Kỳ, Đông Phi, Trung Quốc và Ấn Độ. PepsiCo cũng đang tiếp cận với kỹ thuật sản xuất chất ngọt thay thế dưới dạng Steviod Glycosid Reb M từ cỏ ngọt thông qua phương pháp lên men./.

Nguồn tin: Do Hiệp hội Mía đường Việt Nam cung cấp

 

Ngày 24 tháng 11 năm 2017

Phòng Khoa học và HTQT

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
43876
Tổng số khách đã viếng thăm