Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
Doanh nghiệp mía đường đầu tư lớn... vẫn lỗ "đau", vì sao?
Wednesday - 21-08-2019 | 01:46:30 PM

Các doanh nghiệp (DN) mía đường đầu tư hàng trăm tỉ đồng nâng cấp máy móc trang thiết bị sản xuất. Nhưng lượng hàng tồn kho ngày một nhiều, vùng trồng mía bị thu hẹp, hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) cận kề khiến nhiều DN đứng trước bờ vực phá sản.

Doanh nghiệp đầu tư để... lỗ

Sau khi được cổ phần hóa, nhiều DN đường có tiềm lực lớn trong nước đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển nhà máy.

Những DN này được giới chuyên môn đánh giá là có năng lực, có khả năng cạnh tranh với hệ thống trang thiết bị hiện đại, liên tục cập nhật công nghệ giúp đẩy cao năng suất, chất lượng sản phẩm đường.

Công ty Cổ phần (CTCP) Mía đường Sơn La đã đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để phát triển dây chuyền theo công nghệ mới và lắp đặt thêm thiết bị sản xuất đường tinh luyện cao cấp RE.

doanh nghiep mia duong dau tu lon... van lo "dau", vi sao? hinh anh 1

Kho hàng của CTCP Mía đường Sơn La hiện đang phải trữ tồn kho gần 40.000 tấn đường.

Việc CTCP Mía đường Sơn La áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại đẩy công suất hoạt động từ 3.000 lên 5.000 tấn mía cây/ngày giúp đảm bảo việc bao tiêu nguồn mía nguyên liệu cả vùng.

Tương tự, CTCP Mía đường Tuy Hòa cũng đã chi đến 700 tỷ đồng đầu tư hệ thống sản xuất hiện đại gồm máy ép thế hệ mới, công nghệ bốc hơi màng rơi… nâng công suất từ 1.200 tấn mía/ngày lên 3.200 tấn mía/ngày.

Các doanh nghiệp khác như CTCP Mía đường Cần Thơ (Casuco) cũng đầu tư vào công nghệ trị giá trên 300 tỷ đồng để nâng cấp nhà máy. CTCP Mía đường Trà Vinh đầu tư thiết bị khoảng 200 tỷ đồng nâng công suất xử lý lên 3.200 tấn mía/ngày để ra được đường FRR chất lượng cao. Công ty KCP còn đầu tư hai nhà máy hiện đại với số vốn hơn 130 triệu USD...

Nhà máy sản xuất có sự đầu tư lớn, hệ thống được đánh giá hiện đại, đủ sức cạnh tranh nhưng nghịch lý xảy đến khi toàn ngành mía đường đang “thua” ngay trên “sân nhà” của mình, DN đứng trước nguy cơ phá sản, vùng trồng mía bị thu hẹp.

Theo thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), hiện nay, cả nước tồn kho khoảng 650.000 tấn đường. Tại CTCP Mía đường Sơn La tồn kho gần 40.000 tấn đường với giá trị khoảng 500 tỷ đồng, CTCP Mía đường Tuy Hòa tồn 15.000 tấn đường tương đương hơn 170 tỷ đồng...

Nguyên nhân của tình trạng trên thường được giải thích là do đường nhập lậu ồ ạt tràn vào Việt Nam với số lượng 500.000 - 700.000 tấn/năm. Ngoài ra, một số lượng lớn đường nhập dùng chiêu "tạm nhập" không "tái xuất" khiến mặt hàng đường sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, tồn kho ngày một lớn.

Việc đối phó với đường nhập lậu đang là một bài toán khó giải, đến đầu 2020 khi Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (Atiga) có hiệu lực sẽ tiếp tục trở thành gánh nặng lớn cho các DN.

Cụ thể, từ 1/1/2020, hạn ngạch nhập khẩu mía đường từ ASEAN chính thức được xóa bỏ và mức thuế suất nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ là 0%. Theo ông Subbaiah, Tổng giám đốc Công ty KCP Việt Nam cho biết, khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực thì lượng đường nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Việt Nam càng lớn và giá đường sẽ phải giảm xuống 15-20%. 

Khi giá đường xuống thấp, giá mía nguyên liệu đầu vào giảm, người nông dân không có lãi sẽ canh tác loại cây khác. Diện tích trồng bị thu hẹp, nguồn nguyên liệu đầu vào giảm sút, trong khi cơ chế hỗ trợ của nhà nước không rõ ràng khiến nhiều DN hiện đang “đứng ngồi không yên”.

"Mặc dù đến đầu năm sau Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) có hiệu lực nhưng đến nay chúng tôi cũng chưa rõ chính sách hội nhập cụ thể cho ngành mía đường của Chính phủ ra sao. Hiện tại đường lậu đã tràn vào Việt Nam với một số lượng rất lớn...", ông Subbaiah nói.

Khó cạnh tranh với đường Thái Lan

Lý do giải thích cho sự “bết bát” của ngành mía đường những năm trở lại đây thường có nêu nguyên nhân là vì vùng nguyên liệu manh mún, sản xuất, công nghệ chế biến lạc hậu. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng nếu có cơ chế hỗ trợ tốt hơn cho người trồng mía, ngành mía đường Việt Nam đã không lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, hiện nay, nhiều nước lớn trong ngành mía đều có chính sách bảo hộ ngành đường bằng các chính sách trợ giá.

“80% giá thành sản xuất đường là từ mía, trong đó, số tiền doanh nghiệp các nước bỏ ra để mua nguyên liệu được chính phủ hỗ trợ một phần nên dù bán đường với giá rẻ, doanh nghiệp vẫn lãi.

Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam phải mua mía hoàn toàn bằng tiền của mình nên chi phí bỏ ra để sản xuất mía nhiều hơn. Khi giá mía thế giới thấp, doanh nghiệp phải chịu lỗ.” ông Lộc nói.

doanh nghiep mia duong dau tu lon... van lo "dau", vi sao? hinh anh 2

Lối thoát nào cho DN, người nông dân trồng mía Việt Nam?

Cụ thể, tại Thái Lan, chính phủ khuyến khích nông dân trồng mía bằng cách duy trì chính sách đường bảo hộ cao với sự can thiệp đáng kể trong hầu hết các hoạt động của ngành đường.

Chính phủ Thái Lan quy định giá bán đường và giá mua mía, nếu giá đường cuối cùng cao hơn dự đoán, các nhà máy phải trả một phần của khoản chênh lệch cho người trồng mía. Trong trường hợp giá thấp hơn dự đoán, người trồng mía không phải trả lại thâm hụt, các nhà máy được bù đắp bởi Quỹ Mía đường do nhà nước điều hành.

Mới đây, Thái Lan đã bãi bỏ việc thu 5 Baht từ mức giá nhà máy đóng góp vào Quỹ Mía đường quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận 70 - 30 giữa nông dân và người sản xuất vẫn được duy trì. Văn phòng mía đường cũng thông qua ngân sách hỗ trợ nông dân lên đến 50 Baht/tấn, tối đa 5.000 Baht/người.

Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích sử dụng đường trong kế hoạch kinh tế sinh học, cụ thể phân bổ 500.000 tấn đường để sản xuất xăng ethanol thay thế cho nguyên liệu sắn.

Bên cạnh đó, Thái Lan không cấp phép nhập khẩu thường niên, DN nào muốn nhập khẩu đường vào Thái Lan thì phải trực tiếp đi xin giấy phép song thực tế việc này hiếm khi xảy ra.

Tại Việt Nam, theo Quyết định số 68, ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn để mua máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, mức vay tối đa lên đến 100% giá trị trang thiết bị.

Về lý thuyết, với chính sách trên, nông dân trồng mía có thể đầu tư mua mới thiết bị cơ giới phục vụ việc làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch hoàn toàn chỉ bằng nguồn vốn vay, được miễn lãi suất trong hai năm đầu.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn thông qua chính sách này rất khó khăn do vướng nhiều thủ tục, quy định về danh mục chủng loại máy, cách xác định đối tượng vay.

Để nông dân có vốn đầu tư, các doanh nghiệp lớn phải tự đứng ra cho vay hoặc liên kết với các ngân hàng cung cấp các gói tín dụng nông nghiệp với lãi suất ưu đãi.

Việc các DN phải “gánh” đủ mọi khâu trong chuỗi sản xuất cung ứng khiến nhiều đơn vị dường như đã kiệt sức, ngành đường Việt Nam đang trong gian đoạn khó khăn hơn bao giờ hết. 

Thanh Phong 

Danviet

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
16914
Tổng số khách đã viếng thăm