Xem TIN TỨC
Người giữ lửa cho nghề mía đường truyền thống
Tuesday - 27-08-2024 | 02:53:21 PM
Tuesday - 27-08-2024 | 02:53:21 PM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
79170
Tổng số khách đã viếng thăm
Mãi khuất tận một miền quê Quế Mỹ, huyện Quế Sơn (Quảng Nam) nơi đây, còn lưu lại một lò ép mía đường truyền thống. Đây là một trong những nơi sản xuất đường bát hiếm hoi còn tồn tại cho đến ngày nay.
Nhớ nghề
Quế Sơn, Thăng Bình là những vùng đất có truyền thống về sản xuất đường bát từ cây mía. Từ xưa, những sản phẩm làm ra từ cây mía đã nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn vươn xa tới các tỉnh bạn. Một thời bát đường đen Quảng Nam cùng với miếng đường phèn Quảng Ngãi nức tiếng gần xa. Rồi câu chuyện về nghề truyền thống lung linh thuở nào dần dần lùi xa, mai một khiến trong mỗi chúng ta, nhất là đối với những người con Quế Sơn, Thăng Bình xưa không khỏi hoài nhớ đi tìm ký ức một thời. Hình ảnh chòi ép mía, chảo đường, những thao tác chính xác đến điêu luyện của các thợ rót đường bát, những chiếc bánh tráng nhúng đường mật non dẻo quánh, thơm ngon, giòn giòn chỉ còn trong nỗi nhớ. Không chỉ làng Tất Viên ở xã Bình Phục, Bình Quý (Thăng Bình) mà còn các lò đường ở Quế Phong, Quế Phú, Quế Mỹ (Quế Sơn) những cái nôi của nghề nấu đường bát một thời của huyện Thăng Bình và Quế Sơn giờ đây chẳng còn một chút dấu vết gì của một thuở vàng son ấy. Người dân không còn mặn mà với cây mía bởi nhiều lẽ trong đó hiệu quả mang lại từ bát đường mật đen không cao vì thế nghề ép mật đường từ cây mía chính thức mất đi từ những năm 90 của thế kỷ trước
May sao vẫn còn một hộ cố níu giữ nghề. Từ ngã tư Hà Lam, Thăng Bình đi lên theo con đường Trần Cao Vân nối dài về phía tây khoảng chừng 5km, lò đường nằm sát ngay bên đường thuộc làng Đông thôn Đông Nam xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn giáp với xã Bình Quý huyện Thăng Bình, nơi có son sông Ly Ly thơ mộng làm ranh giới hành chính phân chia hai huyện Thăng Bình - Quế Sơn, vùng đất một thời người dân sống bằng nghề trồng mía là chủ yếu.
Trước hơi nóng của chiếc lò đốt, vừa cho bã mía khô vào ông Trần Đình Hai (71 tuổi) chủ lò chia sẻ: “Nghề này mang tính gia truyền, chỉ có những người thợ lành nghề mới làm ra được những bát đường ngon nguyên bản. Hiện nay nghề làm đường từ cây mía đã mai một và vắng hết rồi, chỉ còn mỗi một nơi đây! Tôi cố gắng lưu giữ cái nghề của cha ông để lại dù vất vả đến bao, đời tui là đời thứ ba trong gia đình còn theo với nghề này”. Quả thực nhìn những thao tác nhuần nhuyễn song khá nặng nề của các người thợ mới cảm nhận được sự nhọc nhằn để làm ra những bát đường đen truyền thống. Thường ít nhất cần có sáu người thợ cho một ngày làm. Bắt đầu 6 giờ sáng cho tới mãi 20 giờ đêm. Quy trình sản xuất hầu như hoàn toàn thủ công. Sau khi ép mía thành nước rồi mang đổ vào các chảo trên lò, lò được đốt lửa lên đun sôi nước đường (nấu), không quên bỏ một ít lượng vôi ăn trầu (một lượng rất ít, một chảo đường bỏ khoảng một thìa canh, để cho nước đường không quánh dẻo như bột nha mà làm cho đường có độ giòn, dẻo nhất định để dễ rót vào chén). Bên chảo nước đường luôn có một thợ liên tục vớt bọt váng, đường chín múc ra thùng rồi dùng đũa đánh cho mật đường đông đặc, khâu cuối cùng là rót mật đường vô chén (bát) đã được bôi dầu phụng trước đó, lần lượt rót cơi lên ba lớp nhằm tăng vẻ đặc trưng và đẹp của một bát đường mía, vừa làm chặc độ kết dính của bát đường, đợi đường khô lấy từng bát cất vào chiếc bầu. (dụng cụ đựng đường ngày xưa).
Bên chiếc bầu đựng đầy những bát đường thơm mùi mật mía, bà Đặng Thị Phi (70 tuổi) cho biết: “Hai chảo đường nước mới được một bầu đường, một bầu đường là 60 bát đường”. Giá hiện nay 80.000đ/1cặp. Một ngày làm từ 10 đến 12 chảo đường, mỗi người thợ được trả trung bình từ 500 ngàn đồng.
Trong các công đoạn từ cây mía để ra những bát đường mật thì người thợ vớt bọt là quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng cũng như màu sắc của bát đường thứ đến là người thợ rót đường vào bát, khâu nầy cần sự định lượng thật chính xác khi cho đường vào bát, cơi vừa đủ, đẹp không hao hụt lãng phí mật đường. “Lượng mía ngày càng hiếm, hơn nữa đầu ra của bát đường đen rất khó, nên lò ép không được thường xuyên. Hiện nay lượng mía còn lại để ép đường là nhờ từ các địa phương lân cận như Quế Long, Quế Phong, Quế An, Quế Thuận và một vài xã ở Hiệp Đức”, người con trai của ông Hai, anh Trần Đình Đại cho biết.
Những năm trở lại đây trước nhu cầu của người dân, lò mía của ông ngoài việc làm ra bát đường đen còn có dịch vụ nhúng đường non với bánh tráng đang thu hút du khách gần xa tìm về nhất là trong các ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần.
Thương nhớ một thời
Vì lượng mía có hạn, ít người trồng nên hằng năm lò đường chỉ hoạt động sau tết Nguyên đán đến hết hè. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở địa phương và các vùng lân cận. Ngước nhìn chiếc lò đốt ông Hai trải lòng: “Nghề này vất vả, thu nhập cũng không cao song gia đình tôi vẫn ham thích. Mỗi khi được nhìn và được trực tiếp làm những thao tác của nghề chúng tôi vui lắm như được sống trong không khí nhộn nhịp của quê mình trong những ngày mùa năm xưa. Vì vậy gia đình tôi cố gìn giữ cái nghề một thời vang bóng của xóm làng mình”. Ông Hà Văn Tin (62 tuổi, ở xã Quế Cường, Quế Sơn) bồi hồi nhớ lại: “Ngày đó làng tôi có đến năm sáu cái lò ép mía. Giờ đây còn đâu, nhắc lại nhớ lắm!”
Dẫu rằng ngày nay bát đường mật mía không còn sức cạnh tranh, vang bóng trên thị trường như một thời đã qua, song đâu đó vẫn còn mang hơi hướng, cốt cách của một nghề truyền thống, nó như sự kết tinh giữa nỗi gian nan vất vả với những nét đẹp mộc mạc của một làng nghề ở quê xứ Quế Sơn - Thăng Bình. Những câu chuyện về miếng kẹo đậu phụng về chén chè đậu đen ngọt thanh giữa trưa hè oi ả, chuyện chiếc bánh tráng nhúng đường non cứ thôi thúc như nhắc nhở chúng ta mãi nhớ về một thời xưa cũ của nghề mía đường xứ Quảng.
Lê Văn Vinh
Theo cadn.com.vn