Xem TIN TỨC
Mở rộng liên kết sản xuất với chế biến nông sản
Thursday - 05-09-2024 | 08:47:56 AM
Thursday - 05-09-2024 | 08:47:56 AM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
24277
Tổng số khách đã viếng thăm
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 về phát triển công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Mai Sơn đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến nông sản xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững
Nông dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây cà phê.
Hiện nay, Mai Sơn có 11.500 ha cây ăn quả; trong đó, 4.297 ha sản xuất theo hướng công nghệ cao, tăng 1.297 ha so với năm 2020. Trong đó, diện tích liên kết trong sản xuất hơn 9.860 ha, chiếm 8,5% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Công ty cổ phần Mía đường Sơn La là doanh nghiệp thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu. Công ty đang xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trồng mía, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông dân phát triển vùng nguyên liệu với trên 10.000 hộ của huyện Mai Sơn, Yên Châu, trồng trên 9.000 ha mía, năng suất 65 tấn mía cây/ha. Sản lượng mía bình quân đạt 550.000-650.000 tấn/năm. Hằng năm, Công ty đầu tư 200-220 tỷ đồng cho sản xuất vùng mía nguyên liệu; trong đó, hỗ trợ không hoàn lại khoảng 50 tỷ đồng.
Ông Ngô Doãn Lương, Giám đốc vùng nguyên liệu, Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, cho biết: Để người dân yên tâm, gắn bó với cây mía, Công ty tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư phục vụ sản xuất, sửa chữa nhà ở; đầu tư hàng chục tỷ đồng cung cấp giống, phân bón cho các hộ ký hợp đồng trồng mía; hỗ trợ làm đường vận chuyển mía, tạo niềm tin và sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp.
Đến nay, tỉnh ta có 1.039,5 ha cà phê được công nhận vùng ứng dụng công nghệ cao với, 1.560 hộ tham gia; trong đó, vùng công nhận cho Công ty cổ phần chế biến cà phê Sơn La 368 ha. Ông Nguyễn Như Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty, cho biết: Mặc dù mới đi vào hoạt động năm 2023, nhưng Công ty rất chú trọng việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất với nông dân. Để đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy, Công ty đã liên kết sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với 684 hộ ở 8 bản của 3 xã Chiềng Ban và Chiềng Chung và Chiềng Dong, huyện Mai Sơn, sản lượng niên vụ 2023-2024 khoảng 6.000 tấn. Đồng thời, phối hợp triển khai liên kết sản xuất cây cà phê trên địa bàn huyện theo hướng bền vững, khép kín thông qua các HTX.
Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến, đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Sơn chuyển dịch đúng định hướng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn có bước phát triển cả về chất lượng và số lượng; các nhà máy, cơ sở chế biến nông sản hoạt động ổn định, giúp nông dân duy trì và phát triển vùng nguyên liệu. Giai đoạn 2021-2023, sản lượng các sản phẩm đường kết tinh đạt 186.531 tấn, tinh bột sắn đạt 194.981 tấn, cà phê nhân đạt 52.072 tấn.
Đến nay, huyện Mai Sơn có 51 doanh nghiệp, HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 1.217,2 ha cây ăn quả được cấp mã số vùng trồng; có 6 công ty chế biến cà phê, mía, sắn, hoa quả quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở chế biến nhỏ đang hoạt động, mỗi năm thu mua khoảng 700.000 tấn nông sản các loại cho nông dân; 5 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Phát huy hiệu quả hoạt động các cơ sở chế biến nông sản, bảo đảm có vùng nguyên liệu tập trung, ổn định lâu dài, gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu, huyện Mai Sơn đang tập trung triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Đồng thời, tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, tạo cơ chế thông thoáng thúc đẩy việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Theo baosonla.org.vn