Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
Cây “cô đơn” không còn cô đơn
Wednesday - 25-11-2020 | 08:47:06 AM

Cây vông đồng thấp thoáng ở giữa những cánh đồng là hình ảnh thường thấy ở quê tôi. 

Cây "cô đơn" trong phim 'Mắt biếc'. Ảnh do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cung cấp /// Ảnh: T.L
Cây "cô đơn" trong phim 'Mắt biếc'. Ảnh do Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cung cấp
ẢNH: T.L
Nó là tán dù che mưa nắng, là bóng mát của người nông dân mỗi khi nghỉ tay uống bát nước chè xanh, quấn điếu thuốc sâu kèn, ăn củ khoai, củ sắn và râm ran bàn chuyện làng trên xóm dưới...
Phim Mắt biếc (đạo diễn Victor Vũ đạo diễn, chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) đã thắp sáng một địa danh không quen thuộc bên kia cầu Tư Phú, chỉ cách quốc lộ hơn một cây số. Xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, một xã chạy dọc bên hạ nguồn sông Bồ, có làng nghề đan lát truyền thống Bao La, có miếu thờ Thần Cẩu độc đáo và là nơi trồng được giống mía tiến vua nổi tiếng một thời - mía cơm rượu, ở Thừa Thiên - Huế.
Tôi ở Huế, về quê ngoại thăm chị, đến ngã ba làng gặp chị ngồi giữa cái nắng tháng năm, bên rổ mía đã róc vỏ chặt ra từng đoạn, chị vẫy tay: Vô nhà đi kẻo nắng. Hôm nay chủ nhật nam thanh nữ tú về đông lắm, bán xong chị đi chợ nấu cơm ăn trưa. Chị Phiến con gái của cậu Tư, đã gần bốn mươi. Không chồng con, thời trẻ chị cũng mặn mà duyên dáng, chỉ trách tuổi Canh Dần thiếu may mắn trong tình duyên. Bà ngoại chỉ có cậu là con trai, cậu không có con trai. Bà ra đi, chị lặng lẽ sống cô đơn trong ngôi nhà thờ tự, cậu Tư ra thị trấn Tứ Hạ ở dọc quốc lộ tiện kế sinh nhai nhưng chị thích ở lại làng, ngôi nhà ba gian hai chái lợp ngói rêu phong nơi lưu giữ tuổi thơ vô tư đầm ấm. Tôi chạy xe ra đồng, con đường nhỏ không còn vắng vẻ, ô tô, mô tô từ đâu đâu chạy về chật cả đường đi. Bên bờ ruộng, chỗ rẽ vào cây ”cô đơn" mọc lên quán cà phê ăn theo Mắt biếc. Cây vông đồng đông kín người vây quanh chụp ảnh, quay phim...
… Ở đó ngày trước, chiều chiều tôi và chị Phiến thường ngồi chơi, chị mang theo cái dao chặt mía, tìm cây mía ngon chị róc vỏ, cắt ra từng lóng nhỏ, hai chị em ngồi ăn vừa ngắm cánh đồng trải dài và mơ ước xa xôi...
Tôi chạy xe đi một vòng quanh làng, đang vào mùa gặt, lúa vàng tròn chắc phơi trên đường nhựa, mía cơm rượu từng ô đất xen kẽ trên đồng lao xao với gió.
Mía cơm rượu là giống mía quý hiếm, có họ hàng với giống mía tím. Thân mía cao to, đốt thưa, mắt nhỏ, vỏ màu đỏ pha tím sẫm. Ruột của giống mía tím có màu trắng sữa, còn ruột mía cơm rượu có màu đỏ pha nâu nhạt. Ăn mía tím không giòn mềm và ngọt thanh, thơm mát như mía cơm rượu. Theo các cụ cao niên, loại mía cơm rượu này ngày xưa vốn dùng để “tiến vua” có nguồn gốc từ cây mía xứ Kim Tân (thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Gọi là mía cơm rượu bởi vì khi xưa vận chuyển mía từ Thanh Hóa về kinh thành Huế phải mất một thời gian nhất định, trong khi giống mía này có độ ngọt cao nên dễ chuyển hóa một tỷ lệ nào đó thành rượu khi ăn, mía tỏa mùi thơm như cơm rượu nếp cẩm hương. Thời vua chúa nhà Nguyễn đã cho lấy giống về trồng tại đây vì đất có phù sa màu mỡ, hợp với thổ nhưỡng. Mía này tuy ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không dễ trồng và năng suất không cao so với các giống mía khác.
Tôi nhớ ngày xưa vào mùa đông mẹ tôi thường lấy mía cắt từng khúc nhỏ đem hấp cách thủy ăn cho nóng người. Mía này còn thú vị hơn nếu đem nướng, khi tỏa mùi thơm dậy mật, lấy ra chẻ vỏ cháy rồi ăn thì thơm ngọt vô cùng. Bữa cơm trưa có nắng, có gió từ phía sông thổi lên, hình như cơm nấu từ bã mía ngon hơn, thơm hơn thì phải, chị Phiến cạo nồi đắp lên chén tôi miếng cơm cháy vàng giòn rụm, tôi gắp miếng thịt kho ruốc ớt, kẹp vào giữa mùi ruốc nồng nàn làm đói lòng kẻ tha hương. Chị cười: Mi ăn đi, tuần sau về chơi chị nấu bánh canh gạo đầu mùa với cá rô đồng, ăn rồi không xa được Quảng Phú ni mô. Bây chừ làng mình nổi tiếng rồi. Cám ơn Mắt biếc đã hồi sinh làng mình! Ngày trước mía không ai ăn, đường không ai đi, làng không ai biết, chừ thì lên đời rồi đó.
Cây vông đồng nơi mô cũng có, tự nhiên cây làng mình lên ngôi "cô đơn". Ừ thì cô đơn mà có cô đơn chi mô? Vui lắm mi ơi! Họ còn ngồi chụp ảnh bên rổ mía, choàng vai, cầm tay chị chị em em... Chị cười như thời con gái, đôi má hồng lên, tôi thoáng thấy hạnh phúc trong đôi mắt. Thương chị lắm! Chiều về lại Huế tôi chạy xe theo đường tỉnh lộ, qua những cánh đồng lúa chín, cây vông đồng thấp thoáng hiện lên giữa những thửa ruộng, chỗ nào cũng có cây “cô đơn”. Cây lẻ loi trong bao la trời đất. Có gì đó xao lòng khi nghĩ đến một rừng cây, cây đơn lẻ giữa đồng không mông quạnh, không được chở che, bảo vệ trong mưa sa bão táp…
Xin cám ơn một loài cây! Giữa không gian vắng vẻ cô liêu, đi dưới cái nắng oi nồng miền Trung có lẽ ai cũng sẽ ghé dưới bóng mát nghỉ chân để nghe lời thầm thì của gió nội hương đồng.

Văn Luân

thanhnien.vn


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
15762
Tổng số khách đã viếng thăm