Xem TIN TỨC
Bản tin khoa học – số 1
Tuesday - 18-12-2012 | 08:48:37 AM
Tuesday - 18-12-2012 | 08:48:37 AM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
23855
Tổng số khách đã viếng thăm
CHIẾN LƯỢC TIẾT GIẢM KHÍ THẢI OXÍT NITƠ TỪ ĐẤT CÓ BÓN PHÂN CHUỒNG
(Strategies to mitigate nitrous oxide emissions from land appliedmanure; A.C. VanderZaag, S. Jayasundara, C. Wagner-Riddle -Tạp chí: Animal Feed Science and Technology số 166 –167 (2011) trang 464– 479)
Khí oxit nitơ (N2O) là khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng được sản sinh trong quá trình nitrát hóa và phản nitrát hóa trong đất. Sự phát thải N2O cũng xảy ra gián tiếp khi đạm bị thất thoát thông qua sự bốc hơi NH3 hay rửa trôi đạm nitrát và chuyển hóa thành N2O ở một nơi khác. Sự phát thải trực tiếp hay gián tiếp N2O cũng thể hiện sự thất thoát đạm trong hệ thống nông nghiệp. Do đó, việc giảm phát thải khí N2O sẽ đem lại lợi ích trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vừa nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm. Trong bài viết này, tác giả tổng quan chiến lược tiết giảm sự phát thải trực tiếp hay gián tiếp N2O từ đất có bón phân chuồng. Trong thảo luận, tác giả đề cập đến các loại phân gia súc và bao gồm cả các chế độ khác như chế độ ăn uống của gia súc, thời gian bón phân, phương pháp và tỷ lệ bón, chế độ làm đất, cây trồng che phủ và các chất ức chế nitơ hóa. Cuối cùng, để minh họa cho tiềm năng tiết giảm, hai lựa chọn đặt ra (chuyển đổi bón phân chuồng từ mùa thu sang mùa xuân và kết hợp các loại phân chuồng bón một lần) tại trại nuôi heo Ontario, Canada. Lượng khí thải tính theo kịch bản cơ sở và các kịch bản giảm thiểu được so sánh. Kết quả cho thấy rằng nếu cả hai chiến lược tiết giảm đã được chấp nhận, lượng khí thải N2O từ khu ruộng bón phân chuồng có thể được giảm 17%. Rõ ràng là cơ hội để tiết giảm là có tồn tại, nhưng nghiên cứu thêm là cần thiết để giảm sự không chắc chắn về hiệu quả của việc lựa chọn tiết giảm.
GIẢM ĐẠM VÔ CƠ HÒA TAN TRÊN DÒNG CHẢY BỀ MẶT TỪ CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG
(Reducing dissolved inorganic nitrogen in surface runoff water from sugarcane production systems; A.J. Webster , R. Bartley, J.D. Armour, J.E. Brodie, P.J. Thorburn - Tạp chí Marine Pollution Bulletin số 65 (2012) 128–135)
Đạm thất thoát từ đồng ruộng, đặc biệt là những dạng vô cơ dễ hòa tan khả dụng sinh học, có thể đe dọa hệ sinh thái. Vì mía đường là hệ thống cây trồng nổi bật, biện pháp quản lý đạm đang đặt dưới sự giám sát ngày càng tăng. Nghiên cứu này tính toán lượng đạm vô cơ bị mất trong dòng nước chảy bề mặt và năng suất mía trong 3 năm. Thí nghiệm so sánh tỷ lệ phân đạm thường áp dụng cho mía (trung bình 180 kg N/ha/năm) và một tỷ lệ dựa vào việc thay thế N tồn dư trong niên vụ trước đó (trung bình 94 kg N/ha/năm). Đạm vô cơ hòa tan thất thoát qua dòng nước chảy bề mặt là 72%, 48% và 66% trong ba năm theo dõi thấp hơn trong nghiệm thức giảm phân đạm. Không có sự khác biệt đáng kể trong sản lượng mía giữa hai nghiệm thức bón phân đạm, cũng không phải bất kỳ sự khác biệt trong N khoáng trong đất - cả hai kết quả này là các chỉ số về tính bền vững của việc bón phân đạm thấp hơn.
ỨNG DỤNG THAN SINH HỌC TRONG MÍA ĐƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG
(Utilization of Biochar in Sugarcane and Sugar-Industry Management; R. G. Quirk, L. Van Zwieten, S. Kimber, A. Downie, S. Morris, J. Rust - Sugar Tech December 2012, Volume 14, Issue 4, pp 321-326)
Ngành công nghiệp mía đường khắp thế giới sản xuất thực phẩm và năng lượng. Ngành công nghiệp có được vị thế tốt để cung cấp xử lý chất thải khí nhà kính và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi nhiệt, thông qua một quá trình nhiệt phân chậm, bã thực vật từ ruộng mía như ngọn lá cây sau thu hoạch và bã mía có thể sản xuất năng lượng nhiệt hoặc điện cũng như than sinh học. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một đơn vị thương mại nhiệt phân chậm có thể tạo ra trên 1 MWhr điện từ hai tấn ngọn lá mía, với một lượng than sinh học phục hồi từ 31,3-33,6%. Do tính chất rất ổn định của nó, than sinh học gần đây đã được đề xuất như là một con đường hấp thụ để loại bỏ CO2 từ khí quyển. Một tấn than sinh học có nguồn gốc bã mía sẽ cô lập 2,3 tấn CO2 qui đổi. Ngoài ra việc tích lũy các-bon, than sinh học có lợi ích quan trọng khác (khi được sử dụng như là một chất cải tạo đất) chẳng hạn như cải thiện chất lượng đất, làm tăng CEC, cung cấp chất dinh dưỡng và cải thiện đặc tính vật lý đất. Nghiên cứu này chứng tỏ rằng ứng dụng than sinh học có thể giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ đất mía, chẳng hạn như nitơ oxit. Than sinh học có nguồn gốc từ lá mía và bã mía đã được áp dụng trong các nghiên cứu từ khu vực Burdekin ở Úc. Chúng tôi đã tìm thấy sự giảm phát thải khí nhà kính oxit nitơ (N2O), từ đất bón phân urê khi than sinh học bã mía đã được áp dụng ở mức 10 tấn/ha. Hiệu suất nông học của than sinh học được đánh giá trong một thử nghiệm 15 nghiệm thức được thực hiện ở thung lũng Tweed, New South Wales, Úc. Than sinh học (từ các nguồn khác mía) đã được dùng làm đối chứng. Mỗi lô gồm 3 hàng mía và 30 m dài để cho phép thu hoạch cơ giới. Kết quả nghiên của chúng tôi đã chứng minh rằng thực hiện nhiệt phân chậm và sử dụng than sinh học trong ngành công nghiệp mía có tiềm năng cung cấp (1) năng lượng tái tạo (2) thu nhập từ chất thải (3) giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua cố định các-bon và (4) thông qua giảm phát thải N2O từ đất.
ỨNG DỤNG GPS VÀ GIS TRONG NÔNG NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG
(Application of GPS and GIS in Sugarcane Agriculture; C. Palaniswami, P. Gopalasundaram, A. Bhaskaran - Sugar Tech December 2011, Volume 13, Issue 4, pp 360-365)
Công nghệ thật sự đóng đóng một phần quan trọng trong kế hoạch sản xuất nông nghiệp chính xác nhưng sự hiểu biết tính phù hợp của các hình thức khác nhau của công nghệ để đáp ứng với một vấn đề quản lý là một yếu tố thiết yếu để thực hiện thành công nông nghiệp chính xác. Phần nhiều trong số các công nghệ cho phép thảo luận đang ở giai đoạn phát triển khác nhau với nhiều có ứng dụng và tính hữu dụng bị hạn chế khi áp dụng tại cấp độ nhỏ. Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn còn có thể đóng góp vào hình thức đại trà của nông nghiệp chính xác ở cấp độ khu vực, nhà máy, hay trang trại. Nếu ngành công nghiệp đường quyết định rằng bằng cách sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) để theo đuổi những lợi ích thu hoạch chọn lọc là khả năng đáng giá, phân loại ra các tương tác không gian và thời gian giữa năng suất và CCS sẽ là một vấn đề nghiên cứu quan trọng. Vì vậy, việc thông qua các đề tài công nghệ trong một triết lý bảo tồn độ chính xác có thể hỗ trợ trong việc quản lý sự tương tác giữa canh tác mía và bảo vệ môi trường trong các hệ sinh thái duyên hải.
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CHỌN LỌC TRONG SỐ KIỂU GEN CHỊU HẠN CỦA MÍA SỬ DỤNG MARKERS MICROSATELLITE
(Genetic Diversity and Selection Among Drought Tolerant Genotypes of Sugarcane Using Microsatellite Markers; G. Hemaprabha, Swapna Simon - Sugar Tech December 2012, Volume 14, Issue 4, pp 327-333)
Nghiên cứu này là một nỗ lực để kết hợp tính chịu chịu hạn với những tính trạng năng suất và chất lượng được hướng dẫn bởi các ước tính đa dạng phân tử. Sử dụng ba mươi mồi của trình tự cụ thể mía gắn thẻ microsatellite markers, đa dạng di truyền của 28 dòng vô tính ưu tú được sử dụng trong việc cải thiện mía đã được ước tính. Các chỉ số tương đồng trong số 378 cặp lại hữu dụng liên quan đến những dòng vô tính bố mẹ ước tính bởi phân tích hệ số Jaccard cho thấy rằng 85 cặp lai giống nhau hơn (SI ≥ 0,80), 45 cặp lai khác nhau (SI ≤ 0,60) và 248 cặp lai còn lại biểu hiện đa dạng trung gian (SI giá trị giữa 0,60 và 0,80), cho thấy sự tồn tại của phân li di truyền vừa phải trong các dòng vô tính nghiên cứu. Hai mươi lăm trong số 28 kiểu gen chịu hạn, sử dụng các thông tin đa dạng di truyền trong việc lựa chọn tổ hợp để nhận ra năng suất và chất lượng cao hơn với khả năng chịu hạn đã được khám phá thông qua phân tích con cháu của 14 cặp lai bao gồm 6 cặp đa dạng di truyền, 5 cặp đa dạng trung bình và ba cặp kém đa dạng hơn. Sàng lọc từ 1.448 con lai trong thử nghiệm dòng vô tính đầu tiên trong điều kiện bình thường và hạn hán để xác định các tiêu chí như chất lượng nước mía bằng khúc xạ kế Brix cầm tay, đường kính cây và trọng lượng cây lúc trưởng thành và phần trăm giảm các tiêu chí này do hạn hán đã đưa đến chọn lọc được 766 cá thể. Tỷ lệ phần trăm cao hơn của sự chọn lọc từ cặp lai ít tương đồng di truyền (SI < 0,80) và một mối tương quan nghich đáng kể (-0,7976) giữa tỷ lệ lựa chọn của mỗi cặp lai và chỉ số tương đồng nhấn mạnh tính hữu ích của lựa chọn sự kết hợp đa dạng hơn cho việc cải thiện di truyền của cây mía kết hợp kháng hạn hán với đặc tính năng suất và chất lượng trong mía.
NCS Nguyễn Đại Hương (ĐH Công nghệ Queensland)