Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
Đã đến lúc Việt Nam cần có cuộc cách mạng nông nghiệp
Thursday - 10-02-2022 | 07:43:28 AM

Việt Nam đã trở thành hình mẫu của thế giới về tăng trưởng nông nghiệp, nhất là nguồn cung lương thực, lúa gạo. Tuy nhiên, hiện có đến 90% nông sản Việt Nam được xuất khẩu ở dạng thô, sau đó doanh nghiệp nước ngoài chế biến lại thành thương hiệu của họ.

Nông nghiệp Việt Nam cũng còn “3 điểm mù” đáng lưu ý. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã đến lúc cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp.

Xóa “3 điểm mù” trong nông nghiệp

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ về phát triển nông nghiệp Việt Nam, gỡ khó và định vị thương hiệu nông sản Việt trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đã trở thành hình mẫu của thế giới về tăng trưởng nông nghiệp, đặc biệt về nguồn cung lúa gạo trong nước. Đó là kết quả của định hướng theo mục tiêu tăng năng suất và sản lượng.
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến hệ lụy là tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm và đi kèm theo đó là những lo ngại về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan lưu ý rằng, đầu ra cho nông sản là bài toán đã được đặt ra từ lâu song vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. “Được mùa mất giá” như một điệp khúc hằng năm khi vào chính vụ, “giải cứu” như một lời nguyền có tính chu kỳ.
“Nông nghiệp nước ta có ba đặc điểm, cũng là ba điểm nghẽn khi chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu”, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Việt Nam.
Vị tư lệnh ngành phân tích, đó là manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Đất đai manh mún, quy mô nhỏ lẻ, canh tác tự phát. Theo ông Hoan, ba thách thức đó làm cho chuỗi liên kết bị rời rạc, con đường đưa nông sản đến thị trường mong manh, dễ bị đứt gãy khi có biến cố xảy ra.
Cũng từ ba đặc điểm đó, dữ liệu về nguồn cung không dễ được tích hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời trong cùng một thời điểm, một mùa vụ ở mọi cấp độ: địa phương, tiểu vùng, vùng, quốc gia.
Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ trên VOV, vì thiếu dữ liệu nguồn cung về sản lượng, chủng loại dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc, khiến thông tin đầu vào cho thị trường thường mơ hồ, chỉ mang tính ước đoán.
Vùng sản xuất rau an toàn xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm chuyên trồng các loại rau bắp cải, súp lơ, mồng tơi, rau muống… với tổng diện tích gần 200 ha, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 1.400 tấn sản phẩm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Vùng sản xuất rau an toàn xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm chuyên trồng các loại rau bắp cải, súp lơ, mồng tơi, rau muống… với tổng diện tích gần 200 ha, mỗi năm cho thu hoạch khoảng 1.400 tấn sản phẩm
Bộ trưởng Hoan cho rằng, những yếu tố trên dẫn đến tình trạng “sản xuất mù”, “bán mù”, “mua mù”. Nông dân cứ sản xuất rồi trông chờ thương lái đến thu mua. Đến lượt thương lái cũng tìm cách đưa nông sản đến doanh nghiệp, hệ thống phân phối. Một chuỗi liên kết có tính rời rạc mỗi mùa vụ dễ bị đứt gãy khi bị “ùn đầu ra” dẫn đến “ứ đầu vào”.
“Giải bài toán đầu ra cho nông sản nước ta trong một thế giới luôn biến động, bất định, phức tạp cần được nhìn nhận cả ở góc độ lý luận, nhất là lý thuyết kinh tế học và thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta”, Bộ trưởng lưu ý.
Ngoài ra, với diện tích canh tác bình quân thấp, nông nghiệp phổ biến ở quy mô nông hộ nhỏ. Tổ chức sản xuất thiếu gắn kết dẫn đến chi phí cao trong khi chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Đây cũng là căn nguyên của sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích và dễ đổ vỡ chuỗi cung ứng.
Xe container - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2021
Theo vị Tư lệnh, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến phần lớn lao động trẻ, có sức khỏe, sức sáng tạo và được đào tạo chuyển nhanh sang khu vực đô thị, các ngành kinh tế khác. Hậu quả là, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất đi lực lượng lao động có trí tuệ, khả năng sáng tạo để duy trì động lực phát triển.
Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, Việt Nam tiếp tục duy trì mô hình tăng trưởng nông nghiệp dựa trên sản lượng, khai thác tận kiệt tài nguyên, tận dụng lao động giá rẻ, sử dụng nhiều hóa chất.
“Để khắc phục, cần đến một hệ thống các giải pháp vừa mang tính đồng bộ, vừa mang tính bền vững, lâu dài. Nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, với khát vọng lớn hơn, cách làm bài bản và bền vững hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Làm ăn với Trung Quốc không phải chuyện ngày một ngày hai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan trăn trở nhiều vấn đề “dài hơi” của nông nghiệp Việt Nam.
Trước hết, nói về việc hàng nghìn container nông sản ùn ứ ở cửa khẩu biên giới với Trung Quốc, ông Hoan cho VnExpress biết vấn đề này đã xảy ra từ lâu, nhưng đến năm nay thì nghiêm trọng nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cùng Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương đưa ra các khuyến cáo hạn chế, điều tiết lượng hàng lên cửa khẩu, đồng thời thảo luận với Trung Quốc về việc mở cửa, tăng thời gian thông quan.
“Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét các chính sách ưu tiên theo kiến nghị của địa phương như khử khuẩn, kiểm tra hàng hóa, hỗ trợ địa phương đầu tư hạ tầng cửa khẩu, kho bãi, trung tâm trung chuyển, logistic, bảo quản nông sản”, ông Hoan nói.
Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, khảo sát, thiết lập vùng đệm hàng hóa trao đổi với Trung Quốc để kiểm soát dịch Covid-19, cách ly người và hàng hóa mắc Covid-19 ngay tại đầu vùng đệm để tránh "đóng biên tức thời".
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2022
Theo ông, sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Trung Quốc, hai phía đã phối hợp tốt hơn. Tình trạng ùn ứ có thể giảm dần trong thời gian tới.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng chia sẻ ý tưởng về một tổ hợp đa chức năng ở cửa khẩu để tập kết, bảo quản, sơ chế, bao gói phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ý tưởng này đã được Bộ đề xuất với Chính phủ và Thủ tướng. Điều này được kỳ vọng sẽ làm giảm rủi ro khi hàng hóa bị ùn ứ.
Bộ cũng đang trao đổi với tỉnh Quảng Ninh và các bộ, ngành liên quan để sớm triển khai dự án Trung tâm Giao dịch hàng hóa, nông, lâm, thủy sản châu Á - Thái Bình Dương tại thành phố Móng Cái, theo hình thức xã hội hóa.
Kết quả thực hiện sẽ là cơ sở để xem xét triển khai các tổ hợp tương tự tại các tỉnh như Lạng Sơn, Lào Cai.
“Tổ hợp đa chức năng này góp phần quan trọng giúp phát triển kinh tế biên giới, vừa quản lý thị trường, tổ chức lại đội ngũ tham gia bốc xếp, vừa là khu vực cho doanh nghiệp đưa hàng hóa đến bảo quản, đóng gói, chế biến”, ông Hoan cho biết.
Theo ông, các đơn vị chuyên môn của Trung Quốc cũng có thể tiến hành kiểm dịch hàng hóa một lần duy nhất tại những tổ hợp này. Những loại hàng hóa đủ điều kiện không cần phải kiểm dịch hai chiều như hiện nay, tránh tốn thời gian.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống cơ chế, chính sách lâu dài. Trong đó, phải xây dựng kết nối đa ngành và phối hợp liên ngành, từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu.
Quy trình sản xuất rất nghiêm ngặt từ khâu nhập nguyên liệu cho đến chế biến thanh long tại Công ty - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Chia sẻ về các hình thức xuất khẩu, ông Hoan cho rằng xuất khẩu chính ngạch là giải pháp bền vững trong giao thương với Trung Quốc.
Các doanh nghiệp hiện cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch (mua bán theo hợp đồng với điều kiện cụ thể, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...).
“Thực tế cho thấy, trong những thời điểm khó khăn nhất, xuất khẩu chính ngạch ít nhiều vẫn được bảo đảm, trong khi xuất khẩu tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều rủi ro”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay.
Sắp tới, Bộ sẽ tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để dần hướng tới xuất khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, cần tổ chức lại nông sản ngay trong vùng nguyên liệu chứ không phải phân nhóm chính ngạch, tiểu ngạch ở biên giới.
Ngoài ra, cần kịp thời phân tích thông tin thị trường, bao gồm các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, thông quan hàng hóa, mùa vụ thu hoạch những nông sản mà Trung Quốc sản xuất được. Cùng với đó là nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch để giảm thiểu rủi ro.
Thanh long Bình Thuận  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Ngoài thị trường Trung Quốc đang chiếm tỷ trong cao nhất trong xuất khẩu nông sản Việt Nam, các thị trường khác cũng cho thấy tiềm năng lớn. Ví dụ điển hình là EU, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính.
“Chúng tôi cũng đang dự thảo đề án đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên lợi thế từ các hiệp định thương mại với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EVFTA), Anh (UKVFTA)...”, ông Hoan nói.
Theo ông, thị trường các nước phát triển thường yêu cầu chất lượng nông sản rất cao. Ví dụ, Mỹ đòi hỏi quy trình sản xuất đảm bảo yêu cầu từ giống, trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại, chất bảo quản, tồn dư bảo vệ thực vật. Các chuyên gia của Mỹ cũng sẽ kiểm tra, đánh giá và cấp mã số vùng trồng.
Kể cả Trung Quốc cũng đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Do đó, Bộ sẽ hướng dẫn các địa phương chuẩn hóa vùng nguyên liệu, thay đổi cả tập quán, thói quen chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao chất lượng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, mã vùng trồng, mã vùng nuôi, đóng gói...

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần có cuộc cách mạng trong nông nghiệp

Theo ông Hoan, cần có một cuộc cách mạng ở mỗi địa phương, đồng ruộng, người nông dân. Bộ đã phối hợp với cơ quan liên quan, tham tán thương mại các nước tại Việt Nam xây dựng đề án chuẩn hóa vùng nguyên liệu để xuất khẩu qua các thị trường.
Bộ sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao cùng cơ quan tham tán nước ngoài thành lập liên minh những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang các thị trường để cùng thảo luận chiến lược xuất khẩu nông sản.
“Muốn tiếp cận thị trường nào thì cần nghiên cứu thói quen tiêu dùng của người dân ở đó, như người Trung Quốc rất thích thanh long ruột đỏ của Việt Nam nhưng một số nước khác lại thích thanh long ruột trắng. Từ đó, tìm cách để chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm”, ông Hoan chia sẻ.
Theo Bộ trưởng, hiện Việt Nam đã có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đến 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, cà phê, gạo, điều, thủy sản, cao su, rau quả, gỗ và đồ gỗ... là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn một tỷ USD.
Dây chuyền chế biến cá tra phi lê xuất khẩu ở nhà máy của Công ty CP đầu tư phát triển đa quốc gia tại tỉnh Đồng Tháp - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Tuy nhiên, số nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn khá ít so với tiềm năng, vì lý do chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu các thị trường khó tính.
Ông Hoan cũng dẫn ra các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam, được thế giới ưa chuộng như gạo ST25, cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, nhãn Ido, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương...
Theo ông, Việt Nam xuất khẩu nhiều, nhưng có đến 90% số đó lại ở dạng thô, doanh nghiệp nước ngoài họ nhập về, chế biến và đổi sang thương hiệu của họ. Có khoẳng 80% lượng nông sản của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, không logo, nhãn mác.
“Tôi muốn nông sản Việt Nam phải được định vị, không thể mãi vô danh được. Muốn vậy, nông dân phải coi nông sản, thực phẩm không chỉ là sản phẩm thô mà cần được chuyển tải câu chuyện văn hóa, cảm xúc, hình ảnh”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp khuyến cáo các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề pháp lý, thương mại hóa, quy định quốc tế... để bảo đảm quyền lợi của mình trên sân chơi quốc tế.

vn.sputniknews.com


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
32114
Tổng số khách đã viếng thăm