Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
Tìm tương lai sáng cho mía đường
Wednesday - 14-04-2021 | 09:15:04 AM

Có mặt ở vùng đất cực Bắc Tây Nguyên từ hơn 40 năm trước, trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng chừng “gục ngã”, nhưng rồi cây mía và ngành công nghiệp mía đường vẫn tồn tại một cách gan góc, bản lĩnh, để hôm nay đứng trước cơ hội “vàng” tiếp tục hành trình đến một tương lai sáng.

Kỳ I: Cây mía ở Kon Tum

Mía là cây công nghiệp quan trọng, cung cấp nguyên liệu chính sản xuất đường - nhu yếu phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày, đồng thời là cây “ xóa đói giảm nghèo” đối với người dân các xã, phường vùng ven thành phố - ông Lê Quang Trưởng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Đường Kon Tum đánh giá. 

Giá trị “từ gốc đến ngọn”

Theo số liệu từ Hiệp hội mía đường Việt Nam, hiện nay, diện tích trồng mía cả nước được duy trì ở mức hơn 270.000 ha; sản lượng đường trung bình đạt 1,3-1,5 triệu tấn/năm, giải quyết sinh kế cho trên 35 vạn hộ nông dân.

Ông Nguyễn Đức Cần - một người gắn bó với ngành mía đường Kon Tum từ năm 1997, nay là thành viên Ban Kiểm soát Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, đánh giá, trên đồng đất Kon Tum, cây mía có nhiều lợi thế hơn hẳn các cây trồng ngắn ngày khác, bởi tính đa dụng của nó.

Về mặt sinh học, mía có khả năng thích ứng rộng do dễ canh tác, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên và môi trường, dễ thích nghi với trình độ sản xuất của người nông dân (từ lạc hậu đến hiện đại).

Mía có khả năng tái sinh mạnh, lưu gốc nhiều năm, một lần trồng thu hoạch được nhiều vụ. Sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân có thể xử lý ruộng mía, chăm sóc để các mầm gốc tiếp tục tái sinh, phát triển cho vụ sau, giúp giảm chi phí sản xuất.

Cây mía xuất hiện ở Kon Tum từ những năm 1980 của thế kỷ XX. Ảnh: HL

Về mặt công nghiệp, cây mía có thể mang lợi ích kinh tế “từ gốc đến ngọn”. Ngoài sản phẩm chính là đường, cây mía còn là nguyên liệu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp của nhiều ngành công nghiệp như rượu, giấy, ván ép, dược phẩm, điện từ bã mía; thức ăn chăn nuôi, phân bón từ lá, ngọn mía, bùn lọc và tro lò; rỉ đường được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học, rượu, dung môi aceton, butanol, nấm men, axit citric, lactic, aconitic và glycerin…

Còn với nông dân, thân mía có thể được ép làm mật; lá mía, ngọn mía, bã mía còn được sử dụng để ủ làm thức ăn cho gia súc vào mùa khô, khi thức ăn xanh khan hiếm; ủ làm phân xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, nhìn chung, nếu được khai thác triệt để, chuỗi giá trị ngành mía đường được kéo dài ra và tận dụng tốt, thì nghề trồng mía hoàn toàn có thể phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ từ đường mà còn từ sản phẩm cạnh đường, sau đường và phụ phẩm khác - kỹ sư Nguyễn Đình Chương cho hay.

Còn dưới góc nhìn một nhà quản lý ngành nông nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Văn Chương nhìn nhận: Các sản phẩm phụ của mía đường, nếu được khai thác triệt để, giá trị còn có thể gấp 3-4 lần chính phẩm (đường). Như vậy, mía đường là sản phẩm hàng hóa có lợi thế, cần ưu tiên đầu tư phát triển.

Cây mía ở Kon Tum

Chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học cụ thể nào được tiến hành về thời gian cây mía xuất hiện ở Kon Tum, nhưng theo tài liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cây mía được đưa vào tỉnh Kon Tum trồng từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ XX.

Ông Nguyễn Sơn (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum) nhớ lại: Gia đình tôi bắt đầu trồng mía khoảng năm 1980-1981. Tôi nhớ là lấy giống ở Gia Lai về trồng thử. Khi ấy, chỉ có một số gia đình trồng rải rác để ăn chơi, sau này trồng nhiều hơn thì để làm mật. Khi có nhà máy đường mới bắt đầu trồng đại trà, diện tích mía mở rộng nhanh lắm.

Theo kết quả nghiên cứu của ngành nông nghiệp tỉnh, toàn tỉnh có tới hơn 17.647ha đất “rất thích nghi” và hơn 24.527ha “thích nghi trung bình” với cây mía. Điều đó cho thấy, tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng để cây mía phát triển là rất lớn.

Cây mía là cây đa dụng, phù hợp với nhiều vùng đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: H.L

Với tính đa dụng, cây mía nhanh chóng “bén duyên” với nông dân Kon Tum, phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng trong suốt 15 năm sau đó, từ 1986-2002. Trong đó, giai đoạn 1986 - 1996 (trước khi có Nhà máy Đường Kon Tum), diện tích trồng mía tăng tới 29,33 %/năm, sản lượng tăng 29,65 %/năm; giai đoạn 1997 - 2002 (khi có nhà máy đường), diện tích cũng tăng 20,9%/năm.

Tuy nhiên, sau thời gian dài tăng “nóng”, cây mía rơi vào “thoái trào”. Các năm 1999 - 2004, diện tích trồng mía giảm bình quân 2,49%/năm, năng suất giảm 1,52%, sản lượng giảm 3,97%/năm.

Giai đoạn 2004 - 2016, do giá mía không ổn định, sự cạnh tranh khốc liệt của một số cây trồng khác như mì, cao su, cà phê,… nên sản xuất mía tiếp tục giảm mạnh về diện tích và sản lượng. Trong đó, từ năm  2004 - 2010, diện tích giảm 7,82%/năm, sản lượng giảm 6,32%/năm. Từ năm 2010 - 2016, tốc độ giảm diện tích mía chậm dần, ở mức 2%/năm, còn năng suất và sản lượng mía có tăng, nhưng chỉ ở mức độ nhỏ, 1,67%/năm và 2,1%/năm.

Niên vụ 2019 - 2020, toàn tỉnh trồng khoảng 1.172ha mía, tập trung tại thành phố Kon Tum (chiếm khoảng 85,1%); còn lại khoảng 14,9% diện tích mía được phân bổ rải rác ở huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà, Đăk Tô. Kế hoạch mía niên vụ 2020 - 2021 của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum là đạt diện tích 1.102,4ha; năng suất bình quân 70 tấn/ha; tổng sản lượng mía 46.088, tấn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Đó là, sự cạnh tranh của đường ngoại nhập; cạnh tranh trong nội bộ ngành mía đường (cả về vùng nguyên liệu và phân phối sản phẩm). Đó là vùng nguyên liệu manh mún, nhỏ lẻ; trình độ thâm canh ở mức độ trung bình đến trung bình thấp…

Không thể không kể đến tình trạng công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trường hạn chế nên hàng không xuất được, dẫn đến tồn kho tăng, nhà máy giảm công suất ép, cũng như nhập nguyên liệu nên bà con nông dân bỏ mía ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân mà ít ai nhắc tới, kéo dài suốt trong nhiều năm qua, đó là các sản phẩm phụ của mía đường vẫn chưa được khai thác. Mỗi vụ ép, hàng chục tấn rỉ mật, bã ép vẫn đổ đống trong khuôn viên nhà máy, sau đó “vừa bán vừa cho”. Bà con nông dân chỉ biết trồng mía và bán mía. Nhà máy đường chỉ biết… làm đường.

(còn tiếp)

Hồng Lam

baokontum.com.vn

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
6997
Tổng số khách đã viếng thăm