Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG MÍA 3 CẤP
Thursday - 13-04-2023 | 07:58:37 AM

1. Tên tiến bộ kỹ thuật

Quy trình sản xuất giống mía 3 cấp.

2. c giả

Cao Anh Đương, Lê Quang Tuyền, Đỗ Đức Hạnh, Thân Thị Thu Hạnh, Dương Công Thống, Nguyễn Thị Tân, Đỗ Văn Tường, Trần Văn Sơn, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thanh Lan

3. Cơ quan tác giả

Viện Nghiên cứu Mía đường

4. Xuất xứ của tiến bộ kỹ thuật

- Quy trình sản xuất mía giống sạch bệnh 3 cấp, ban hành kèm theo Quyết định số 121/QĐ-VMĐ-KH, ngày 31/12/2015 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường v/v công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12369:2018 “Mía giống – Yêu cầu kỹ thuật”, ban hành kèm theo Quyết định số QĐ 4055/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

- Dự án sản xuất giống mía giai đoạn 2016-2020

- Kết quả nghiên cứu thường xuyên cấp Viện giai đoạn 2017-2019.

5. Phạm vi áp dụng

Trên cả nước

6. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân sản xuất mía giống

II. Kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh

2.1. Kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô

2.1.1. Các bước nuôi cấy mô mía

Bước 1: Lấy mẫu ngoài đồng

Tiến hành kiểm tra ruộng giống gốc ban đầu theo phương pháp tại Mục 4.1 – TCVN 12369:2018 (Bảng 1), chọn những cây đạt tiêu chuẩn mía giống gốc tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018, tiến hành ra hom 1 mắt mầm theo phương pháp và quy cách như sau:

j Phương pháp ra hom: Dùng dao sắc đã được rửa sạch và khử trùng bằng nước Javel trong 5 phút (lặp lại việc khử trùng này trước khi chuyển sang ra hom giống khác), tiến hành chặt thân cây mía giống ban đầu thành các hom mía 1 mắt mầm.

k Quy cách ra hom: Chiều dài hom 1 mắt mầm từ 4 cm đến 5 cm, phần phía dưới của hom cách đai rễ > 2 cm. Tiến hành kiểm tra chất lượng hom 1 mắt mầm theo phương pháp trình bày tại Mục 4.2 - TCVN 12369:2018, chọn hom đạt tiêu chuẩn yêu cầu tại Mục 3.3 - TCVN 12369:2018, đem đi xử lý nước nóng kép ở bước 2.

Bảng 1: Phương pháp kiểm tra cây mía trong ruộng  được sử dụng để nhân và làm giống

Chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

1. Độ thuần giống

Quan sát toàn ruộng. Xác định tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng mía, mỗi điểm theo dõi liên tục ít nhất 100 cây để xác định tỷ lệ lẫn giống (nếu có)

2. Tuổi mía

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ ghi chép của cơ sở sản xuất mía giống liên quan đến thời gian trồng và thu hoạch của ruộng mía

3. Vụ mía

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ ghi chép của cơ sở sản xuất mía giống liên quan đến số lần thu hoạch của ruộng mía

4. Trạng thái thân

Quan sát toàn ruộng. Xác định tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng mía, mỗi điểm theo dõi liên tục ít nhất 100 cây

5. Đường kính thân

- Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm, đo lóng giữa của cây

- Xác định  tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng mía, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

6. Độ dài lóng

- Xác định tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng mía, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

- Đo chiều cao của cây (cm) sau khi chặt và đếm số lóng trên cây

- Độ dài lóng = chiều cao cây/số lóng của cây

7. Mắt mầm

- Quan sát bằng mắt thường

- Đánh giá tại thời điểm chặt giống, chọn 4 điểm ngẫu nhiên trên ruộng mía, mỗi điểm chặt 25 cây để đánh giá

8. Sâu, bệnh và rệp hại

- Xác định  tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của ruộng mía, mỗi điểm theo dõi liên tục 100 cây:

+ Quan sát cây từ gốc đến lá để đánh giá các bênh: than, chồi cỏ/ trắng lá và các loại rệp hại

+ Chặt cây, bóc bẹ lá để quan sát kiểm tra sâu đục thân, bệnh thối đỏ

- Tỷ lệ cây bị hại (%) = số cây bị hại/tổng số cây theo dõi x100%

Bước 2: Xử lý hom giống và giâm hom vào khay ươm

j Xử lý hom giống

- Xử lý hom bằng nước nóng kép trong bể ổn nhiệt (waterbath):

+ Hom 1 mắt mầm của từng giống được mã hóa cho vào túi lưới, đưa vào bể ổn nhiệt, xử lý nước nóng lần 1 ở nhiệt độ 52oC trong 30 phút, sau đó vớt ra, để trong bóng mát > 12 giờ.

+ Tiếp tục đưa hom vào bể ổn nhiệt xử lý nước nóng lần 2 ở nhiệt độ 50oC trong 2 giờ. Lưu ý thời gian được tính từ lúc đạt tới nhiệt độ ở các lần xử lý.

+ Sau khi xử lý nước nóng lần 2, hom được vớt hom ra và xả qua nước lạnh đến khi hom nguội hẳn, mới đem đi xử lý thuốc trừ nấm.

- Xử lý thuốc trừ nấm sau khi xử lý nước nóng: Tiếp tục ngâm hom (ngập hoàn toàn) vào bể chứa dung dịch thuốc trừ nấm phổ rộng, nồng độ pha thuốc trừ nấm theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ngâm trong trong 15 phút. Sau đó vớt ra và mang đi trồng.

k Chuẩn bị giá thể (để vô khay cho hom 1 mắt mầm) 

- Thành phần (theo thể tích): 2 phần đất + 3 phần xơ dừa + 1 phần tro trấu + 1% super lân

Chuẩn bị khay và trồng: Sử dụng khay nhựa ươm cây 40 lỗ (5 lỗ x 8 lỗ), kích thước: 60cm (dài) x 38cm (rộng) x 8cm (cao), đường kính lỗ 7 cm, có lỗ nhỏ thoát nước ở đáy, đặt trong nhà lưới hoặc nhà màng chống côn trùng. Đổ giá thể vào khay khoảng 1/2 chiều cao mỗi lỗ trồng, đặt hom 1 mắt mầm theo chiều ngang, mắt mầm hướng lên trên. Sau khi đặt hết hom trồng vào khay, dùng hỗn hợp giá thể phủ lên kín hom mía lên ngang miệng lỗ.

- Thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa bỏ những cây bị sâu bệnh hại.

Bước 3: Vào mẫu cây nuôi cấy mô

- Sau khi trồng trong nhà lưới 2 tuần đến 4 tuần, tiến hành lấy mẫu, làm sạch mẫu cây bằng cồn 700 trước khi đưa mẫu vào phòng cấy, lấy đỉnh sinh trưởng của cây bằng cách bóc bỏ các lớp bẹ, lá non bên ngoài tới khi lộ đỉnh sinh trưởng, lấy mẫu đỉnh sinh trưởng <3 mm, khử trùng kép bằng Calcium Hypochlorite (10%) trong 15 phút và HgCl2 (0,1%), cấy 1 đỉnh sinh trưởng vào 1 bình môi trường vô mẫu

- Chuyển các bình chứa mẫu khởi tạo về phòng nuôi cây (nhiệt độ 240C đến 260C, độ ẩm 65% đến 70%, ánh sáng 3000 lux, với thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày). Sau 2-3 tuần cấy chuyển sang môi trường M2 để tạo cụm chồi.

- Chú ý: Trong giai đoạn này nếu giống có đặc tính tiết ra nhiều phenol làm đen môi trường, cản trở việc hút dinh dưỡng của mẫu thì phải cấy chuyển bằng cách làm sạch mẫu, cắt bỏ hết những phần đen chỗ tiếp xúc mẫu với môi trường và cấy chuyển sang bình môi trường M1 khác có bổ sung than hoạt tính.

Bước 4: Giai đoạn tạo cụm chồi

- Tạo chồi: Từ khi vô mẫu vào môi trường khởi tạo được 2 tuần đến 3 tuần chồi non bắt đầu nhú ra, đem cắt bỏ lá và vỏ bao ngoài thật sạch, bổ dọc hoặc khía nhẹ chồi mía thành 2 phần, cấy vào bình tam giác 250ml có chứa môi trường M2 để tiếp xúc trực tiếp với môi trường tạo cụm chồi, hút dinh dưỡng sinh ra nhiều chồi mới.

- Chuyển các bình chứa mẫu khởi tạo về phòng nuôi cây (nhiệt độ 240C đến 260C, độ ẩm 65% đến 70%, ánh sáng 3000 lux với thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày).

Bước 5: Nhân nhanh cụm chồi

- Trong quá trình nhân chồi, cây con ở giai đoạn invitro, thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bình chồi.

- Cụm chồi được lấy ra từ môi trường M2 ở bước 4,làm sạch cụm chồi, cạo bỏ các phần dơ bám xung quanh mẫu, cắt bớt phần ngọn của chồi (≤1/3 chiều cao của chồi), tách nhỏ cụm chồi và cấy chuyển sang bình môi trường M3.

- Chuyển các bình chứa mẫu về phòng nuôi cây. Sau 3-4 tuần cấy chuyển 1 lần. Tùy theo nhu cầu về số lượng và phản ứng của mẫu mà có thể cấy chuyển khác nhau, tuy nhiên theo kinh nghiệm, cũng như một số kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước, đã chỉ ra rằng số lần cấy chuyển nhân chồi trên môi trường M3 không nên quá 8 lần. (Lưu ý: Các mẫu phát triển thành cụm chồi thì cấy chuyển sang môi trường M3. Nếu mẫu vẫn chưa hình thành cụm chồi tiến hành chuyển mẫu sang môi trường M2).

Bước 6: Tiền ra rễ

- Trước khi cho chồi ra rễ, cần tiến hành tiền ra rễ bằng cách cấy chuyển qua môi trường trung gian M4, nhằm đảm bảo cho cây có sự đồng đều về chiều cao, cứng cáp và khỏe mạnh.

- Cụm chồi được lấy ra từ môi trường M3, cạo bỏ phần dơ xung quanh chồi, cắt bỏ bớt lá, chia nhỏ cụm chồi thành cụm nhỏ có khoảng 4 chồi/cụm đến 5 chồi/cụm, cấy 5 cụm vào 1 bình môi trường M4.

- Chuyển các bình chứa mẫu về phòng nuôi cây. Sau 2-3 tuần cấy chuyển lần 2 (tùy thuộc phản ứng của chồi với môi trường, thông thường tiền ra rễ 2 lần). Sau khi chồi phát triển có chiều cao khoảng 5-6 cm, tiến hành cấy chuyển tạo rễ cho chồi.

Bước 7: Tạo cây con hoàn chỉnh

- Các cụm chồi lấy ra từ môi trường M4, làm sạch phần gốc, cắt bớt lá, tách ra từng chồi hoặc cụm chồi nhỏ có từ 2-3 chồi, rồi cấy vào môi trường ra rễ. Mỗi bịch nilon cấy khoảng 30 chồi.

- Chuyển các bịch nilon chứa mẫu về phòng nuôi cây.

- Để giúp cho cây có thể thích ứng nhanh với vườn ươm, khoảng 2-3 ngày trước khi giâm cây, phải chuyển các bịch nilon cây ra ngoài làm quen dần với điều kiện bình thường.

- Thời gian ra rễ tùy giống, thường từ 7-10 ngày hoặc lâu hơn. Cây trong bịch nilon khi đã đạt tiêu chuẩn hình thái: chiều cao cây trung bình 6 cm, chiều dài rễ trung bình 2 cm, số lá/cây trung bình 4 lá/cây, sẽ được đưa ra vườn ươm để giâm vào khay lỗ.

- Trong quá trình nhân chồi, cây con ở giai đoạn In-vitro, thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bình chồi, ghi nhận lại trong sổ nhật ký.

Công thức môi trường nuôi cấy như trong Bảng 2:

Bảng 2: Công thức môi trường nuôi cấy In-vitro và In-vivo

Môi trường

Thành phần môi trường

Vào mẫu (M1)

MS + 0,5 mg/l BAP + 0,25 mg/l Ki (đỉnh sinh trưởng)

Tạo cụm chồi (M2)

MS + 1,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l Ki

Nhân chồi (M3)

MS + 2,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l Ki (đỉnh sinh trưởng)

Tiền ra rễ (M4)

MS

Ra rễ tạo cây con hoàn chỉnh

MS + 3,0mg/l NAA

Giá thể giâm cây ngoài vườn ươm (theo thể tích)

2 phần đất + 3 phần xơ dừa + 1 phần tro trấu + 1% lân

* Ghi chú:Xem chi tiết thành phần dinh dưỡng môi trường MS trong phụ lục 2

2.1.2. Chăm sóc cây mía giống nuôi cấy mô trong vườn ươm

- Trước khi đưa cây con ra vườn ươm, phải rửa thật sạch hóa chất và đường. Vườn ươm phải đảm bảo có mái che trong mùa mưa, được che lưới trong mùa nắng nhằm tránh ánh nắng trực tiếp. Cây giâm theo công thức giá thể hiện đang áp dụng tại Viện Nghiên cứu Mía đường, gồm 2 phần đất + 3 phần xơ dừa + 1 phần tro trấu + 1% lân (theo thể tích).

- Cây được giâm vào khay nhựa ươm cây 49 lỗ (7 lỗ x 7 lỗ), kích thước: 40cm (dài) x 40cm (rộng) x 8 cm (cao), đường kính lỗ 5cm, có lỗ nhỏ thoát nước ở đáy; hoặc khay nhựa ươm cây 50 lỗ (kích thước: 55cm x 30cm x 7cm, đường kính lỗ 5cm, có lỗ thoát nước ở đáy), đã lấp đầy giá thể đến mép trên của lỗ. Xếp khay theo bề ngang trên luống rộng 1 – 1,2 mét để thuận tiện việc trồng và chăm sóc. Luống được lên cao hơn so với mặt đất 20 cm giúp thoát nước trong thời gian ở vườn ươm. Khay đặt trong nhà lưới hoặc nhà màng chống côn trùng.

- Chăm sóc cây từ nuôi cấy mô ngoài vườn ươm: Cây con nuôi cấy mô sẽ bị mất nước và héo khô nên thường xuyên phải tưới nước dạng phun sương đảm bảo độ ẩm. Không tưới nước quá nhiều, dễ gây hiện tượng thối nhũn, nhiễm nấm và vi khuẩn. Giai đoạn này cây chưa bén rễ nên không để nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá và khô cây. Khi cây đã bén rễ (khoảng 10-15 ngày sau giâm) có thể tháo lưới và tưới thêm phân bón lá hoặc phân NPK20-20-15 pha với nồng độ 0,05%, tưới từ 3-4 ngày/lần. Khi cây được trên 1 tháng tuổi, hòa phân ure với nước (2,5 kg ure pha với 100 l nước) tưới cho bầu mía.

- Phòng trừ các loại côn trùng có hại cho mía như kiến, mối, dế.....

- Trong thời gian cây ở vườn ươm thực hiện cắt đầu lá 3-4 lần (lần 1: sau khi đưa cây ra được 2 tuần cắt 1/3 lá tính từ ngọn lá, sau đó 1 tuần cắt tiếp 1/3.... và trước khi đưa cây ra trồng ngoài ruộng cắt tiếp 1/3 như các lần trước) để cây cứng cáp.

* Lưu ý: Do cây giâm trong khay nhựa nên nóng hơn nhiều so với bầu đất, cần chú ý làm mát và cung cấp độ ẩm cho cây.

2.1.3. Kiểm tra chất lượng cây mía giống nuôi cấy mô xuất vườn ươm

- Khi cây ở trong vườn ươm đạt 35-40 ngày tuổi (tính từ khi cấy cây con vào khay ươm), tiến hành kiểm tra chất lượng cây mía giống, nếu đạt tiêu chuẩn cây mía giống nuôi cấy mô xuất vườn tại Mục 3.5.2 - TCVN 12369:2018 (Bảng 3), thì tiền hành lấy mẫu lá (theo tỷ lệ 1 mẫu hỗn hợp lá của các cây mía giống nuôi cấy mô, lấy ngẫu nhiên tại 5 điểm, trên 2 đường chéo góc của từng luống khay ươm), gửi đi kiểm tra bệnh chồi cỏ/trắng lá bằng phương pháp là Nested-PCR tại các Viện, Trường Đại học có tên trong Phụ lục 1.

- Nếu tất cả các mẫu gửi đi kiểm tra bệnh chồi cỏ/trắng lá đều âm tính, thì tiến hành chứng nhận và cho phép mang đi trồng ở ruộng giống cấp 1.

Bảng 3: Tiêu chuẩn cây mía giống nuôi cấy mô xuất vườn và phương pháp kiểm tra

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp kiểm tra

1. Hình thái chung

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh

Quan sát bằng mắt thường

2. Tuổi mía

Từ 45 đến 50 ngày sau khi cấy cây con vào bầu trong vườn ươm

Căn cứ vào ghi chép ngày cấy cây con vào bầu trong vườn ươm

3. Chiều cao cây

Từ 25 cm trở lên

- Đo từ mặt bầu đến cổ lá trên cùng

- Xác định tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của lô mía giống, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

4. Số lá trên cây

Có từ 4 đến 6 lá thật

- Đếm số lá thực tế trên cây

- Xác định  tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của lô mía giống, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

- Ngoài ra, để tiến hành nhân giống mía bằng phương pháp cấy mô, có thể tham khảo tiến bộ kỹ thuật “Quy trình nhân giống mía với quy mô công nghiệp“, ban hành kèm theo Quyết định số 77/QĐ-TT-CCN, ngày 10/03/2016 cũa Cục trưởng Cục Trồng trọt.

2.2. Kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh bằng phương pháp xử lý nước nóng hom 1 mắt mầm

2.2.1. Chuẩn bị hom trước khi xử lý nước nóng

- Phương pháp ra hom: Dùng máy cắt hom 1 mắt mầm hoặc dao sắc đã được rửa sạch và khử trùng bằng nước Javel trong 5 phút (lặp lại việc khử trùng này trước khi chuyển sang ra hom giống khác), tiến hành chặt thân cây mía giống ban đầu thành các hom mía 1 mắt mầm.

- Quy cách ra hom: Chiều dài hom 1 mắt mầm từ 4-5 cm, phần phía dưới của hom cách đai rễ > 2 cm. Tiến hành kiểm tra chất lượng hom 1 mắt mầm theo phương pháp trình bày tại Mục 4.2 - TCVN 12369:2018, chọn hom đạt tiêu chuẩn yêu cầu tại Mục 3.3 - TCVN 12369:2018, cho hom vào bao hoặc sọt đem đi xử lý nước nóng.

2.2.2. Xử lý hom giống bằng nước nóng

- Máy xử lý hom: Là loại lắp cố định hoặc di động (hoặc có thể di chuyển), hoạt động theo nguyên tắc gia nhiệt bằng điện trở, có hệ thống bơm nước đối lưu tuần hoàn và rơ le nhiệt để điều tiết nhiệt độ nước nóng theo ngưỡng mong muốn và đẳng nhiệt tương đối (sai số ± 0,5oC), có nguyên lý cấu tạo và hoạt động như trong Phụ lục 3.

- Xử lý nước nóng kép: Cho hom vào các bao/sọt, xử lý nước nóng lần 1 ở 52oC trong 30 phút, vớt ra, để trong bóng mát > 12 giờ. Tiếp tục xử lý lần 2 bằng nước nóng 50oC trong 2 giờ. Lưu ý: thời gian được tính từ lúc đạt tới nhiệt độ ở các lần xử lý.

- Sau khi xử lý nước nóng lần 2, vớt hom ra và nhúng, xả qua nước lạnh đến khi hom nguội hẳn, mới đem đi xử lý thuốc trừ nấm.

2.2.3. Xử lý hom bằng thuốc trừ nấm

- Thực hiện sau khi xử lý nước nóng kép.

- Tiếp tục ngâm hom (ngập hoàn toàn) vào bể chứa dung dịch thuốc trừ nấm phổ rộng, theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất, ngâm trong 15 phút. Sau đó với ra đem đi trồng.

- Thay mới dung dịch thuốc sau 10-12 lần xử lý.

2.2.4. Kỹ thuật chăm sóc cây mía giống trồng từ hom 1 mắt mầm trong vườn ươm

- Chuẩn bị giá thể: Giá thể được trộn theo tỷ lệ: 3 phần đất + 1 phần bã bùn hoặc phân hữu cơ hoai Mục + 1% super lân (theo thể tích).

- Có thể lựa chọn 1 trong 2 cách trồng hom 1 mắt mầm sau đây:

+ Trồng trong khay ươm cây: Sử dụng khay nhựa ươm cây 40 lỗ (5 x 8 lỗ), kích thước: 60cm (dài) x 38cm (rộng) x 8cm (cao), đường kính lỗ 7 cm, xếp khay theo bề ngang trên luống rộng 1 – 1,2 mét để thuận tiện việc trồng và chăm sóc. Luống được lên cao hơn so với mặt đất 20 cm giúp thoát nước trong thời gian ở vườn ươm. Khay đặt trong nhà lưới hoặc nhà màng chống côn trùng. Đổ giá thể vào khay khoảng 1/2 chiều cao mỗi lỗ trồng, đặt, giâm hom 1 mắt mầm vào từng lỗ theo chiều ngang, mắt mầm hướng lên trên. Sau khi đặt hết hom trồng vào khay, dùng hỗn hợp giá thể phủ lên kín hom mía lên ngang miệng lỗ.

+ Trồng trong bầu nylon: Sử dụng bịch nylon có kích thước rộng 12 cm, dài 17 cm để làm bầu ươm. Cắt bỏ 2 góc đáy và đục từ 10-15 lỗ chủ yếu từ ½ bịch xuống đáy. Sau đó tiến hành đóng bầu, cho giá thể vào 2/3 thể tích bịch nylon, xếp bầu thành luống rộng tử 1 đến 1,2 m. Đặt, giâm hom 1 mắt mầm vào từng bầu theo chiều ngang, mắt mầm hướng lên trên, cuối cùng, phủ kín hom từ 2-3 cm bằng giá thể đã trộn đều ở trên.

- Chăm sóc mía khay/bầu trong vườn ươm:

+ Trong tuần đầu tiên sau khi đặt, giâm hom 1 mắt vào khay/bầu, hàng ngày tiến hành tưới nhẹ 1 lần nhằm đảm bảo ẩm độ đất của khay/bầu mía đạt từ 70-80% độ ẩm đồng ruộng. Từ tuần thứ hai trở đi, 2 ngày tưới 1 lần.

+ Sau khi mía mọc mầm đều, hòa phân ure với nước (2,5 kg ure pha với 100 lít nước) tưới cho bầu mía.

+ Luôn giữ cho luống mía khay/bầu được sạch cỏ trên mặt khay/bầu và xung quanh luống.

+ Lưu ý: Thường xuyên theo dõi mía trong khay/bầu, kịp thời phun thuốc trừ dịch hại, có thể phun phân bón lá nếu thấy mía sinh trưởng không tốt. Luôn đảm bảo ẩm độ đất cho cây con phát triển.

2.2.5. Kiểm tra chất lượng cây mía giống trồng từ hom 1 mắt mầm xuất vườn ươm

- Sau 25-30 ngày trồng trong vườn ươm, tiến hành kiểm tra chất lượng cây mía giống, nếu đạt tiêu chuẩn cây mía giống trồng từ hom 1 mắt xuất vườn tại Mục 3.4 - TCVN 12369:2018 (Bảng 4), thì tiền hành lấy mẫu lá (theo tỷ lệ 1 mẫu hỗn hợp lá của các cây mía giống trồng từ hom 1 mắt mầm, lấy ngẫu nhiên tại 5 điểm, trên 2 đường chéo góc của từng luống khay/bầu ươm), gửi đi kiểm tra bệnh chồi cỏ/trắng lá bằng phương pháp là Nested-PCR tại các Viện, Trường Đại học có tên trong Phụ lục 1.

- Nếu tất cả các mẫu gửi đi kiểm tra bệnh chồi cỏ/trắng lá đều âm tính, thì tiến hành chứng nhận và cho phép mang đi trồng ở ruộng giống cấp 1.

Bảng 4: Tiêu chuẩn cây mía giống trồng từ hom 1 mắt mầm xuất vườn và phương pháp kiểm tra

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp kiểm tra

1. Hình thái chung

Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh

Quan sát bằng mắt thường

2. Tuổi mía

Tuổi mía từ 30 đến 45 ngày sau khi giâm hom vào bầu trong vườn ươm

Căn cứ vào ghi chép ngày cấy hom vào bầu giống

3. Chiều cao cây

Từ 30 cm trở lên

- Đo từ mặt bầu đến cổ lá trên cùng

- Xác định  tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của lô mía giống, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

4. Số lá trên cây

Từ 4 đến 6 lá thật

- Đếm số lá thực tế trên cây

- Xác định tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc của lô mía giống, mỗi điểm theo dõi liên tục 20 cây

III. Quy trình sản xuất giống mía 3 cấp

3.1. Quy trình sản xuất giống mía cấp 1

3.1.1. Ruộng sản xuất giống cấp 1 

Ruộng sản xuất giống cấp 1 là ruộng trồng mía có nguồn gốc từ giống gốc, do các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Trung tâm Giống, Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao sản xuất và cung cấp.

Tùy theo điều kiện và năng lực sản xuất của từng tổ chức, cá nhân sản xuất giống, có thể lựa chọn 1 trong 2 loại vật liệu giống gốc sau đây:

- Loại thứ nhất: Là cây mía nuôi cấy mô sạch bệnh, được sản xuất theo kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô trình bày tại Mục 2.1 quy trình này.

- Loại thứ hai: Là cây mía bầu hom 1 mắt mầm sạch bệnh, được sản xuất theo kỹ thuật nhân giống mía sạch bệnh bằng phương pháp xử lý nước nóng hom 1 mắt mầm trình bày tại Mục 2.2 quy trình này.

3.1.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra ruộng sản xuất giống cấp 1

3.1.2.1. Yêu cầu trong việc chọn địa điểm làm ruộng giống cấp 1 (theo TCVN 12369:2018)

- Vụ trước không trồng mía.

- Không có tàn dư của cây mía.

- Bằng phẳng, thông thoáng không bị bóng cây che.

- Thuận tiện nguồn nước tưới để có thể tưới tiêu khi cần.

- Không được bố trí ruộng mía giống ở nơi có nguồn nước tưới ở cuối dòng chảy của những khu vực mía nguyên liệu, đặc biệt là những khu vực đã và đang có nhiều nguồn sâu, bệnh hại mía.

- Cách ly: Cách tối thiểu 5 m đối với các khu ruộng mía khác để tránh lẫn cơ học với các giống khác.

3.1.2.2. Tiêu chuẩn mía giống gốc trồng trong ruộng giống cấp 1

- Nếu là cây giống nuôi cấy mô: Phải đạt tiêu chuẩn cây mía giống nuôi cấy mô xuất vườn tại Mục 3.5 - TCVN 12369:2018 (Bảng 2).

- Nếu là cây mía bầu hom 1 mắt mầm: Phải đạt tiêu chuẩn cây mía giống trồng từ hom 1 mắt mầm xuất vườn tại Mục 3.4 - TCVN 12369:2018 (Bảng 3).

3.1.2.3. Chuẩn bị trồng

a) Lên kế hoạch sản xuất (trước vụ trồng):

- Xác định giống mía, diện tích, loại mía giống để đặt hàng cho kịp thời và đủ số lượng (ít nhất trước 6 tháng đối với cây nuôi cấy mô và 1,5 tháng đối với cây từ hom 1 mắt mầm). Tùy theo mật độ trồng và khoảng cách hàng mà cần chuẩn bị số lượng cây giống đủ trồng cho 1 ha sản xuất giống cấp 1, bao gồm cả từ 5-10% tổng số cây dự phòng để trồng dặm, cụ thể như trong bảng 5 sau đây:

Bảng 5: Nhu cầu cây giống tùy theo kiểu trồng, khoảng cách hàng và khoảng cách cây

Kiểu trồng

Khoảng cách hàng

Khoảng cách cây

Số cây giống yêu cầu (cây)

Số cây giống dự phòng để trồng dặm (cây)

Hàng đơn

1,0 m

0,5 m

20.000

1.000-2.000

Hàng đơn

1,2 m

0,5 m

16.700

800-1.500

Hàng kép

1,75 m x 0,5 m

0,5 m

22.800

1.100-2.200

- Thời vụ trồng: Tùy theo vụ trồng mía nguyên liệu chính của từng vùng mía mà tính ngược thời vụ trồng ruộng sản xuất giống cấp 3 và giống cấp 2, từ đó xác định được thời vụ trồng ruộng sản xuất giống cấp 1 thích hợp cho từng vùng như trong Bảng 6 (theo QCVN 01-131:2013/BNNPTNT).

Bảng 6: Thời vụ trồng mía phụ và chính ở các vùng

STT

Vùng

Vụ trồng phụ

Vụ trồng chính

1

Trung du miền núi phía Bắc

01/9 - 30/10

01/02 - 30/4

2

Đồng bằng Bắc bộ

01/9 - 30/10

01/02 - 15/4

3

Bắc Trung bộ

01/7 - 30/9

01/01 - 30/3

4

Duyên hải miền Trung

01/12 - 28/02

01/4 - 30/6

5

Tây Nguyên

01/5 - 30/6

01/10 - 30/12

6

Đông Nam bộ

15/4 - 15/6

01/10 - 15/12

7

Tây Nam bộ

01/4-30/6

15/11 - 30/02

- Chuẩn bị máy móc, công lao động, phân bón và thuốc BVTV, cụ thể về phân bón (phân đơn hoặc NPK) và thuốc bảo vệ thực vật cho 1 vụ mía/ha như sau:

+ Vôi (Dolomite): 0,5 – 1 tấn; bón trước khi làm đất lần sau cùng (ít nhất 15 ngày trước khi trồng) đối với mía tơ và bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch đối với mía gốc I

+ Phân hữu cơ: 10 – 30 tấn phân hữu cơ (hoai Mục) hoặc 1 – 5 tấn phân hữu cơ vi sinh; bón lót đối với mía tơ và bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch đối với mía gốc I

+ Phân đạm (N): 150 – 180 kg; chia làm 3 lần bón, mỗi lần bón 1/3 số lượng, cụ thể: Đối với mía tơ: Bón lót, bón thúc 1 (30 – 45 ngày sau trồng) và bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau bón thúc 1). Đối với mía gốc I: Bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch, bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau thu hoạch) và bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau bón thúc 1)

+ Phân lân (P­2O5): 75 – 90 kg; bón lót đối với mía tơ và bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch đối với mía gốc I

+ Phân kali (K2O): 75 – 90 kg; chia làm 3 lần bón, mỗi lần bón 1/3 số lượng, cụ thể: Đối với mía tơ: Bón lót, bón thúc 1 (30 – 45 ngày sau trồng) và bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau bón thúc 1). Đối với mía gốc I: Bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch, bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau thu hoạch) và bón thúc 2 (30 – 45 ngày sau bón thúc 1)

+ Thuốc trừ sâu sinh học (hoặc thuốc hóa học an toàn, không gây độc hại cho môi trường sống): 20 kg dạng hạt đối với mía tơ và bón thúc 1 khi xả gốc ngay sau thu hoạch đối với mía gốc I, bón lót và 1 – 3 L dạng nước, phun khi cây còn nhỏ.

b) Chuẩn bị đất (bắt đầu tiến hành ít nhất 1 tháng trước trồng):

+ Đất vụ trước không trồng mía, có độ dốc £20o, không bị che bóng, thuận tiện tưới tiêu, không có tiềm ẩn sâu bệnh hại mía, cách ly ruộng mía khác ≥5 m

+ Đất ải, tơi xốp (³85% viên đất ≤3 cm); sạch cỏ dại; bằng phẳng (độ cao sóng đất <5 cm, mặt và đáy luống phẳng); độ cày sâu ≥35 cm (không bị cày lõi)

+ Bón vôi ri đều mặt ruộng, tốt nhất bón trước khi làm đất lần sau cùng (ít nhất 15 ngày trước khi trồng)

c) Chuẩn bị cây giống (có sẵn để trồng ngay sau khi rạch hàng, bón lót):

+ Tưới đủ ẩm và cắt bớt 1/2 – 2/3 diện tích lá (cây giống đạt tiêu chuẩn)

+ Chuyển khay cây ra đồng, rải đều trên ruộng; chuyển cây bao nhiêu nên trồng hết bấy nhiêu

3.1.2.4. Trồng mía

- Rạch hàng: Rạch hàng đơn hoặc hàng đôi với khoảng cách hàng đã dự định, sâu 35 cm, thẳng đều và theo hướng Đông – Tây hoặc đường đồng mức (đối với đất có độ dốc ³10o); rạch hàng đến đâu nên trồng xong đến đó. Tùy điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà rạch hàng đơn khoảng cách 1,0 – 1,2m, hay hàng kép 1,5m x 0,5m.

- Đào hố: Đào hố ở đáy rãnh hàng với kích cỡ 20 x 20 x 20 cm, khoảng cách hố 0,5 m; đảm bảo các đầu hàng đều thẳng

- Bón lót: Bón đều vào hố toàn bộ phân hữu cơ và hỗn hợp trộn đều của 1/3 lượng đạm, toàn bộ phân lân, 1/3 lượng kali, toàn bộ thuốc trừ sâu dạng hạt, sau đó lấy đất bột lấp phủ lên >1/2 chiều sâu hố, trước khi đặt cây trồng xuống hố

- Đặt cây: Nhấc cây con ra khỏi lỗ ươm sao cho không làm vỡ bầu đất và hỏng cây; đặt cây thẳng vào giữa hố; đặt cây đến đâu nên lấp đất đến đó

- Lấp đất: Lấp đất bột đến ngang cổ gốc mía và nén chặt xung quanh gốc

- Tưới nước: Tưới nước đủ ẩm ngay sau trồng

3.1.2.5. Chăm sóc mía tơ

- Trồng dặm (cây giống cùng giống):

+ Sau trồng khoảng 3 – 4 tuần, dặm những nơi mất khoảng ≥50 cm; 2 cây giống/m dài (cây đã được tưới đủ ẩm và cắt bớt 1/2 – 2/3 diện tích lá)

+ Đào hố thẳng hàng, sâu 35 cm, đáy hố nên có một lớp đất bột, đặt và lấp cây giống tương tự khi trồng

Tưới nước đủ ẩm ngay sau khi trồng dặm

- Tưới nước: Tưới bổ sung trong thời gian không có mưa; 1 – 2 lần/tháng với lượng nước 200 – 450 m3 nước/ha, độ ẩm đất đạt 60 – 75%

- Làm cỏ, bón phân và xới xáo:

+ Lần 1 (30 – 45 ngày sau trồng): Làm sạch cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) trong gốc và trên hàng mía (không nên dùng thuốc hóa học); bón thúc 1 (đất phải đủ ẩm) với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali, kết hợp xới xáo và vùi lấp phân

+ Lần 2 (30 – 45 ngày sau lần 1): Làm sạch cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) trong gốc và trên hàng mía (không nên dùng thuốc hóa học); bón thúc 2 (đất phải đủ ẩm) với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali, kết hợp xới xáo và vùi lấp phân

+ Làm cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) đến khi mía khép tán (không nên dùng thuốc hóa học): Định kỳ 30 – 45 ngày/lần

- Phòng trừ sâu bệnh:

+ Phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, định kỳ kiểm tra theo từng hàng mía 15 ngày/lần; nên có theo dõi và dự báo tình hình sâu bệnh

+ Ưu tiên các biện pháp sử dụng thiên địch, bẫy đèn, cắt hủy cây nhiễm sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

- Bóc lá gốc, cắt bỏ cây mầm vô hiệu và khử lẫn:

+ Kết hợp thực hiện với cắt hủy cây nhiễm sâu bệnh, 1 tháng/lần kể từ khi mía làm lóng đến vươn cao

+ Chỉ bóc lá già ở gốc, không bóc lá còn xanh trên thân

+ Trước khi thu hoạch, cần khử lẫn lần cuối

3.1.2.6. Kiểm tra chất lượng cây giống trong ruộng giống

- Thực hiện ngay trước khi thu hoạch

- Tiến hành kiểm tra chất lượng cây mía giống trong ruộng giống cấp 1 theo phương pháp ở Mục 4.1 - TCVN 12369:2018 (Bảng 1), nếu đạt tiêu chuẩn giống cấp 1 tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018, thì tiếp tục lấy mẫu (theo tỷ lệ 1 mẫu hỗn hợp các lá tại 5 điểm trên 2 đường chéo góc/lô giống kiểm tra £ 2,0 ha), gửi đi kiểm tra bệnh trắng lá bằng phương pháp Nested-PCR tại các Viện, Trường Đại học có tên trong Phụ lục 1. Nếu có kết quả âm tính, thì tiến hành thu hoạch, chứng nhận và cung cấp cho ruộng giống cấp 2 tiếp theo. Nếu không đạt thì tiến hành thanh lý, chuyển sang làm mía nguyên liệu.

3.1.2.7. Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống 

- Dùng dao được mài sắc, làm sạch và khử trùng bằng cách ngâm trong nước tẩy Javel/5 phút hoặc cồn 90o trong 1 – 2 phút, hoặc hơ lửa/1 phút (thường xuyên lặp lại việc khử trùng dao trong thời gian làm việc).

Chặt toàn bộ cây mía, sát gốc, không làm dập gốc, thân và mầm; chỉ phát ngọn, lá trên mặt trăng không quá 20 cm, không róc bẹ; loại bỏ những cây bị sâu bệnh hại, cây lẫn giống; bó thành bó £15 kg, buộc chặt; gom thành đống không quá lớn và có che phủ bằng ngọn lá mía

- Thời gian thu hoạch một diện tích không nên kéo dài quá 7 ngày

- Bảo quản mía giống:

+ Mía giống được mang đi trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 5 ngày sau thu hoạch

+ Bảo quản mía giống trong điều kiện thoáng mát, tránh làm lẫn giống

- Vận chuyển mía giống:

+ Không nên vận chuyển quá 3 giống/chuyến. Các giống phải được ghi đầy đủ các thông tin như tên giống, nơi sản xuất, ngày trồng, ngày thu hoạch. Giữa các giống phải có vật liệu ngăn cách. Khi xuống giống phải cẩn thận tránh giập nát và lẫn giống. Các hom rơi vãi hoặc mất thông tin ghi trên hom hoặc bao bì không được sử dụng làm giống.

3.1.2.8. Lưu gốc và chăm sóc mía gốc I

- Xử lý gốc:

+ Không đốt lá sau thu hoạch; ngay sau khi thu hoạch, tiến hành tề gốc, chặt bỏ cây mầm, cây sâu bệnh hay đổ ngã, cỏ dại sót lại và vén lá (xen kẽ hoặc hoàn toàn) hoặc băm lá

+ Xả gốc và bón thúc 1 có vùi lấp phân với toàn bộ vôi và phân hữu cơ (nếu có), toàn bộ lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali

- Trồng dặm: Tương tự trồng dặm cho mía tơ hoặc có thể bứng tỉa cây ở những chỗ dày để dặm cho chỗ mất khoảng

- Làm cỏ, bón phân và xới xáo:

+ Lần 1 (30 – 45 ngày sau thu hoạch): Làm sạch cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) trong gốc và trên hàng mía (không nên dùng thuốc hóa học); bón thúc 1 (đất phải đủ ẩm) với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali, kết hợp xới xáo và vùi lấp phân

+ Lần 2 (30 – 45 ngày sau lần 1): Làm sạch cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) trong gốc và trên hàng mía (không nên dùng thuốc hóa học); bón thúc 2 (đất phải đủ ẩm) với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali, kết hợp xới xáo và vùi lấp phân

+ Làm cỏ (kể cả cây mía lẫn giống) đến khi mía khép tán (không nên dùng thuốc hóa học): Định kỳ 30 – 45 ngày/lần

- Phòng trừ sâu bệnh; Bóc lá gốc, cắt bỏ cây mầm vô hiệu và khử lẫn; Kiểm tra chất lượng cây giống trong ruộng giống; Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống: Tương tự mía tơ

3.2. Quy trình sản xuất giống mía cấp 2 – giống nguyên chủng

3.2.1. Ruộng sản xuất giống cấp 2

Ruộng sản xuất giống mía cấp 2 là ruộng trồng mía  nguồn gốc giống được lấy từ ruộng sản xuất giống mía cấp 1, do các Trung tâm giống, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trực tiếp sản xuất và cung cấp.

Vật liệu giống cấp 1 trồng trong ruộng giống cấp 2 là hom thân 1-3 mắt mầm.

3.2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra ruộng sản xuất giống cấp 2

3.2.2.1. Yêu cầu trong việc chọn địa điểm làm ruộng giống cấp 2

Tương tự yêu cầu trong việc chọn địa điểm làm ruộng giống cấp 1 ở trên.

3.2.2.2. Tiêu chuẩn mía giống cấp 1 trồng trong ruộng giống cấp 2

Mía giống phải đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn cây mía trong ruộng được sử dụng để nhân và làm giống cấp 1 tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018.

3.2.2.3. Chuẩn bị trồng

a) Lên kế hoạch sản xuất (trước vụ trồng):

- Xác định giống mía, diện tích, loại mía giống để đặt hàng cho kịp thời và đủ số lượng (ít nhất trước 6 tháng), cụ thể như trong Bảng 7 sau đây:

Bảng 7: Nhu cầu hom giống các loại tùy theo kiểu trồng và khoảng cách hàng

Kiểu trồng

Khoảng cách hàng

Số hom 1 mắt mầm yêu cầu (hom)

Số hom 2 mắt mầm yêu cầu (hom)

Số hom 3 mắt mầm yêu cầu (hom)

Số cây giống trồng từ hom 1 mắt mầm dự phòng để trồng dặm (cây)

Hàng đơn

1,0m

80.000

50.000

40.000

6.000-8.000

Hàng đơn

1,2m

66.666

42.000

33.333

6.000-8.000

Hàng kép

1,75m x 0,5m

83.333

50.000

42.000

6.000-8.000

- Thời vụ trồng: Tùy theo vụ trồng mía nguyên liệu chính của từng vùng mía mà tính ngược thời vụ trồng ruộng sản xuất giống cấp 3, từ đó xác định được thời vụ trồng ruộng sản xuất giống cấp 2 thích hợp cho từng vùng như trong Bảng 6 (theo QCVN 01-131:2013/BNNPTNT).

- Chuẩn bị máy móc, công lao động, phân bón và thuốc BVTV: Tương tự nội dung chuẩn bị máy móc, công lao động, phân bón và thuốc BVTV cho ruộng giống cấp 1 ở trên.

b) Chuẩn bị đất (bắt đầu tiến hành ít nhất 1 tháng trước trồng): Tương tự yêu cầu chuẩn bị đất cho ruộng giống cấp 1 ở trên.

c) Chuẩn bị hom giống (có sẵn để trồng ngay sau khi rạch hàng, bón lót):

- Ra hom:

+ Dùng dao sắc chuyên dùng, đã được rửa sạch và khử trùng

+ Đảm bảo hom không bị dập vàc còn đầy đủ, nguyên vẹn mắt mầm, đai rễ

- Xử lý hom hom đơn ở nhiệt độ 52oC trong 30 phút, sau đó xử lý bằng thuốc trừ nấm như hướng dẫn tại Mục 2.2.2 và 2.2.3.

- Kiểm tra chất lượng hom giống: Hom mía giống có từ 1 đến 3 mắt mầm phải lấy từ cây mía đáp ứng yêu cầu Mục 3.2 - TCVN 12369:2018 và được kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng quy định trong Bảng 8 sau đây:

Bảng 8: Tiêu chuẩn hom mía giống 1 đến 3 mắt mầm và phương pháp kiểm tra

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Phương pháp kiểm tra

1. Màu sắc hom giống

Phải mang màu sắc đặc trưng của giống

Quan sát bằng mắt thường

2. Mắt mầm

Mầm đã đầy đủ các bộ phận đặc trưng, có sắc tố đặc trưng chưa bị hóa gỗ (màu nâu xám và dày lên)

Quan sát bằng mắt thường

 3. Rễ khí sinh

Tỷ lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ trên đai rễ

- Quan sát tất cả các đai rễ của hom, đếm tổng số điểm rễ trên đai rễ và số rễ khí sinh mọc trên đai rễ của hom.

- Tỷ lệ rễ khí sinh (%) = số rễ khí sinh/tổng số điểm rễ x100%

 4. Sâu, bệnh hại

Đã được xử lý sạch sâu, bệnh.

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ của cơ sở sản xuất hom giống liên quan đến việc xử lý sâu, bệnh hại sau khi ra hom giống.

3.2.2.4. Trồng mía

- Rạch hàng: Tương tự yêu cầu rạch hàng trồng ruộng giống cấp 1 ở trên

- Bón lót: Bón đều vào rãnh toàn bộ phân hữu cơ và hỗn hợp trộn đều của 1/3 lượng đạm, toàn bộ phân lân, 1/3 lượng kali, toàn bộ thuốc trừ sâu dạng hạt; bón lót đến đâu nên trồng xong đến đó

- Đặt hom (hom giống đạt tiêu chuẩn): Đặt hom gốc, ngọn nối đuôi nhau, thẳng hàng và thẳng các đầu hàng, phân bố đều, mắt mầm hướng lên trên hoặc hướng về hai bên, ấn chặt hom vào đất, nên đặt hom đôi ngược chiều gốc và ngọn ở 2 đầu hàng; đặt hom đến đâu nên lấp đất đến đó

- Lấp đất: Lấy đất đều 2 bên rãnh trồng để lấp hom, lấp kín hom với lớp đất bột dày 2 – 3 cm

- Tưới nước: Tưới nước đủ ẩm ngay sau trồng

3.2.2.5. Chăm sóc mía tơ

Tương tự Mục 3.1.2.5 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 1 ở trên.

3.2.2.6. Kiểm tra chất lượng cây giống trong ruộng giống

- Thực hiện ngay trước khi thu hoạch

- Tiến hành kiểm tra chất lượng cây mía giống trong ruộng giống cấp 2 theo phương pháp ở Mục 4.1 - TCVN 12369:2018 (Bảng 1), nếu đạt tiêu chuẩn giống cấp 2 tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018, thì tiến hành thu hoạch, chứng nhận và cung cấp cho ruộng giống cấp 2 tiếp theo. Nếu không đạt thì tiến hành thanh lý, chuyển sang làm mía nguyên liệu.

3.2.2.7. Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống

Tương tự Mục 3.1.2.7 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 1 ở trên.

3.2.2.8. Lưu gốc và chăm sóc mía gốc I

Tương tự Mục 3.1.2.8 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 1 ở trên.

3.3. Quy trình sản xuất giống mía cấp 3 – Giống xác nhận

3.3.1. Ruộng sản xuất giống cấp 3

Ruộng sản xuất giống cấp 3 là ruộng trồng mía có nguồn gốc giống được lấy từ ruộng sản xuất giống cấp 2, do các Trung tâm giống, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất.

Vật liệu giống cấp 2 trồng trong ruộng giống cấp 3 là hom thân 1-3 mắt mầm.

3.3.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và kiểm tra ruộng sản xuất giống cấp 3

3.3.2.1. Yêu cầu trong việc chọn địa điểm làm ruộng giống cấp 3

Tương tự yêu cầu trong việc chọn địa điểm làm ruộng giống cấp 1 ở trên.

3.3.2.2. Tiêu chuẩn mía giống cấp 2 trồng trong ruộng giống cấp 3

Mía giống phải đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn cây mía trong ruộng được sử dụng để nhân và làm giống cấp 2 tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018.

3.3.2.3. Chuẩn bị trồng

Tương tự Mục 3.2.2.3 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 2 ở trên. Nhưng không xử lý hom bằng nước nóng, mà chỉ xử lý hom bằng thuốc nấm theo hướng dẫn tại Mục 2.2.2.

3.3.2.4. Trồng mía

Tương tự Mục 3.2.2.4 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 2 ở trên.

3.3.2.5. Chăm sóc mía tơ

Tương tự Mục 3.2.2.5 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 2 ở trên.

3.3.2.6. Kiểm tra chất lượng cây giống trong ruộng giống

- Thực hiện ngay trước khi thu hoạch

- Tiến hành kiểm tra chất lượng cây mía giống trong ruộng giống cấp 3 theo phương pháp ở Mục 4.1 - TCVN 12369:2018 (Bảng 1), nếu đạt tiêu chuẩn giống cấp 3  tại Mục 3.2 - TCVN 12369:2018, thì tiến hành thu hoạch, chứng nhận và cung cấp cho ruộng giống cấp 2 tiếp theo. Nếu không đạt thì tiến hành thanh lý, chuyển sang làm mía nguyên liệu.

3.3.2.7. Thu hoạch, vận chuyển và bảo quản mía giống

Tương tự Mục 3.1.2.7 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 1 ở trên.

3.3.2.8. Lưu gốc và chăm sóc mía gốc I

Tương tự Mục 3.1.2.8 - Quy trình sản xuất giống mía cấp 1 ở trên.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các đơn vị nhận mẫu kiểm tra bệnh trắng lá bằng phương pháp Nested-PCR

STT

Tên đơn vị nhận mẫu kiểm tra bệnh trắng lá bằng phương pháp Nested-PCR

Địa chỉ

1

Viện Bảo vệ Thực vật

Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

2

Viện Di truyền Nông nghiệp

Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội

3

Viện Nghiên cứu Mía đường

Phú An, Bến Cát, Bình Dương

4

Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

5

Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Khu phố 5, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

6

Công ty TNHH MTV Sinh Hóa Phù Sa

Hưng Thạnh, Cái Răng, TP. Cần Thơ

Phụ lục 2: Thành phần dinh dưỡng môi trường MS

Tên nhóm

Tên hóa chất (đa lượng)

Hàm lượng (mg/l)

Độ tinh khiết (%)

Thể tích cần lấy khi pha môi trường

Pha cho 50 lít môi trường(1 lít dung dịch mẹ)

1

NH4NO3

1650

99

20 ml/l

83,333

2

KNO3

1900

99

20 ml/l

95,960

3

CaCl2.2H2O

440

98

20 ml/l

22,449

4

KH2PO4

170

96

20 ml/l

8,854

5

MgSO4

370

96

20 ml/l

19,271

6

Na2EDTA.2H2O

37,30

98

10ml/l

3806

FeSO4.7H2O

27,80

95

10ml/l

2926

7

MnSO4.4H2O

22,30

95

10ml/l

2347

ZnSO4.7H2O

8,60

95

10ml/l

905

CuSO4.5H2O

0,025

95

10ml/l

2,5**

H3BO3

6,20

95

10ml/l

653

KI

0,83

99

10ml/l

84

Na2MoO4.2H2O

0,25

95

10ml/l

25*

CoCl2.6H2O

0,025

99

10ml/l

2,5**

8

Glycin

2,00

99

10ml/l

202

B1

0,10

90

10ml/l

11

B3

0,50

99

10ml/l

51

B6

0,50

95

10ml/l

53

C

MyO-Inositol

100

99

10ml/l

10101

Phụ lục 3: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý hom bằng nước nóng

1. Cấu tạo

Cấu tạo của một hệ thống xử lý hom cơ bản gồm có các bộ phận: Bình đun nước nóng (Hình 1), bể xử lý hom (Hình 2), bể xử lý thuốc trừ nấm (Hình 3), lồng đựng hom hom mía (Hình 4) và khung quay để lồng đựng hom mía (Hình 5).

Ngoài các bộ phận chính nêu trên, còn có các thiết bị như: Bơm nước, điện trở sinh nhiệt, rơ le nhiệt, hệ thống cần trục, hệ thống đường ống cấp và xả nước, hệ thống điện, tủ điều kiển, mô tơ quay khung chứa lồng,...

Hình 1. Bản vẽ cấu tạo và lắp ráp của bình đun nước nóng

Hình 2. Bản vẽ cấu tạo và lắp ráp của bể xử lý hom

Hình 3. Bản vẽ cấu tạo và lắp ráp của bể xử lý thuốc trừ nấm

Hình 4. Bản vẽ cấu tạo lồng đựng hom mía ở các góc nhìn khác nhau

Hình 5. Bản vẽ cấu tạo khung quay để lồng đựng hom mía

2. Yêu cầu và nguyên lý hoạt động

2.1. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống xử lý hom mía

- Phải đảm bảo nhiệt độ đồng đều trong suốt thời gian xử lý ở một ngưỡng nhiệt độ đặt trước (50oC hoặc 52oC) trên bảng điều khiển, thông qua điện trở gia nhiệt, các cảm biến nhiệt và rơ le nhiệt (ngắt điện của các điện trở gia nhiệt khi nhiệt độ đạt tới ngưỡng).

- Tỷ lệ thể tích nước: Cần duy trì 4 phần nước : 1 phần mía, bằng cách đổ đầy nước vào cả bể xử lý và bình đun nước nóng.

- Nước trong hệ thống xử lý được bơm luân hồi liên tục từ bình đun nước nóng sang bể xử lý hom và ngược lại bằng hệ thống bơm đẩy.

- Sắp xếp hom mía 1-3 mắt mầm vào các lồng đựng hom mía sao cho không bị trầy xước, dập mắt mầm và đảm bảo tất cả các hom mía trong lồng ngập chìm dưới mặt nước.

- Nên sử dụng hệ thống cần trục để nâng, hạ, di chuyển lồng đựng hom mía dễ dàng và nhanh chóng.

2.2. Nguyên lý hoạt động

- Đầu tiên, tiến hành bơm nước sạch vào đến ¾ thể tích của bể xử lý hom và toàn bộ thể tích bình đun nước nóng.

- Cài đặt nhiệt độ xử lý là 50oC hoặc 52oC.

- Hom giống mía sau khi chặt khúc thành hom 1-3 mắt mầm theo quy cách quy định trong TCVN 12369:2018, được xếp vào trong từng lồng đượng hom, sau đó dùng cần trục nâng lên, di chuyển vào vị trí bể xử lý hom, đặt xuống khung quay để lổng cho hom ngập trong nước.

- Đóng cầu giao điện khởi động hệ thống điện trở gia nhiệt, đun nóng nước trong bình và hệ thống bơm đối lưu nước từ bình ra bể xử lý hom và ngược lại, đồng thời khởi động motor quay khung chứa lồng đựng hom mía.

- Quan sát đồng hồ đo nhiệt độ nước trong bể xử lý tăng lên, khi nào nhiệt độ đạt ngưỡng nhiệt độ xử lý, thì tiến hành cài đặt đồng hồ hẹn giờ xử lý hom trên bảng điều khiến là 30 phút hay 2 giờ.

- Sau khi hết thời gian xử lý, máy tự động ngừng hoạt động thì dùng hệ thống cần trục nâng các lồng đựng hom mía, vớt lên khỏi mặt nước và di chuyển ra ngoài bể xử lý hom nước nóng, để trong bóng mát > 12 giờ sau đó tiến hành xử lý lần 2 (nếu xử lý kép), hoặc dùng nước xả đến khi hom nguội hẳn, mới đem đi xử lý thuốc trừ nấm, và cuối cùng là vớt ra mang đi trồng.


 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
22857
Tổng số khách đã viếng thăm