Xem TIN TỨC
Bản tin khoa học số 3 (2/2013)
Monday - 18-02-2013 | 09:58:15 PM
Monday - 18-02-2013 | 09:58:15 PM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
26045
Tổng số khách đã viếng thăm
QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TỔNG HỢP TRONG SẢN XUẤT MÍA ĐƯỜNG
P. Gopalasundaram, A. Bhaskaran, P. Rakkiyappan (Integrated Nutrient Management in Sugarcane; Sugar Tech, March 2012, Volume 14, Issue 1, pp 3-20).
Quản lý dinh dưỡng tổng hợp có triển vọng rất lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của nông nghiệp mía chuyên sâu và duy trì năng suất ở các cấp độ cao hơn với cải thiện tổng thể về chất lượng của các nguồn tài nguyên cơ bản. Nó giúp cải thiện và duy trì độ phì của đất và cung cấp một cơ sở vững chắc cho hệ thống sản xuất cây trồng để đáp ứng nhu cầu thay đổi. Cân bằng sử dụng hữu cơ, vô cơ và phân bón sinh học là điều cần thiết để duy trì một môi trường lý và hóa tính đất tốt và cũng phục vụ như là nguồn sinh khối vi sinh vật đất. Năng suất đường có thể được duy trì bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bị loại bỏ bằng việc tái sử dụng thích hợp của các tàn dư thực vật và chất thải nhà máy cùng với phân bón sinh học.
QUẢN LÝ KHẢ NĂNG TRỔ CỜ NHẰM GIA TĂNG HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẠO GIỐNG
Víctor Caraballoso, Héctor Jorge, Héctor García, Alberto González, Norge Bernal, Arián Céspedes, Reynaldo Rodríguez, Yaquelin Puchades, Ariel D. Arencibia (Management Flowering Ability to Increase Efficiency in the Sugarcane Breeding Program; Sugar Tech March 2012, Volume 14, Issue 1, pp 47-52).
Khả năng trổ cờ (thời kỳ tạo cờ, cường độ trổ cờ và khả năng thụ phấn) ở các độ cao khác nhau (100, 400, 800 m trên mực nước biển) đã được đánh giá trong 100 giống mía. Dữ liệu trổ cờ và hồ sơ khí tượng trong một khoảng thời gian 20 năm đã được xử lý bởi các thành phần chính và phân tích khác biệt. Trong 30 giống tương phản, biến dị di truyền đã được khẳng định bằng những phân tử đánh dấu ISTRs. Một cách tiếp cận đáng tin cậy dựa trên quản lý độ cao đã được thiết lập tăng số lượng cờ do kiểu gen và cho phép một sự gia tăng đáng kể của số lượng giao phấn. Kết quả nghiên cứu khai thác hiệu quả hơn của gen hiện có ở Saccharum và phần mở rộng của cơ sở di truyền sinh sản của chúng.
HÀM LƯỢNG RNA LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TRỔ CỜ CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA
P. N. Gururaja Rao, R. Shanmugavadivu, S. Vasantha (RNA Content in Relation to Flowering in Sugarcane Varieties; Sugar Tech March 2012, Volume 14, Issue 1, pp 83-85)
Trổ cờ mía (Saccharum officinarum L.) chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố thực vật và môi trường. Trong quá trình chuyển đổi từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, một số thay đổi sinh lý và sinh hóa xảy ra như trong các loại cây trồng khác. Hàm lượng RNA trong đỉnh ngọn của chín giống mía có liên quan đến trổ cờ đã được nghiên cứu. Hàm lượng RNA trong đỉnh ngọn của giống trổ cờ tăng cao lúc cảm ứng so với giai đoạn trước khi cảm ứng. Mức độ tăng hàm lượng RNA khác nhau đáng kể giữa các giống. Hàm lượng RNA trước và trong thời gian cảm ứng là tích cực và đáng kể liên quan đến sự trổ cờ.
KHOẢNG CÁCH HÀNG RỘNG: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ KINH TẾ - XÃ HỘI
T. Rajula Shanthy, G. R. Muthusamy (Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis; Sugar Tech June 2012, Volume 14, Issue 2, pp 126-133)
Nghiên cứu này giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế khác nhau có liên quan đến khoảng cách hàng rộng hơn trong canh tác mía. Nghiên cứu được tiến hành ở Cty Đường Sakthi, bang Tamil Nadu của miền Nam Ấn Độ trong thời gian từ 2007-2009. Nông dân nhận ra sự gia tăng lợi nhuận ròng được cải thiện bởi năng suất mía tăng từ 20-30 tấn/ha ngoài lợi ích kinh tế thông qua phát triển cây trồng xen canh. Hàng trồng rộng cũng tạo điều kiện cơ giới hóa và giảm chi phí canh tác. Mặc dù các hạn chế của mảnh ruộng nhỏ hẹp, tất cả các nông dân tiếp tục ủng hộ việc mở rộng của kỹ thuật này. Nghiên cứu này giúp để có được một sự hiểu biết tốt hơn về hiệu suất của khoảng cách hàng rộng hơn và công nghệ này được khuếch trương nhanh ở Nam Ấn Độ.
ẢNH HƯỞNG NGUỒN LÂN VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN VỚI KẼM ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG MÍA
T. Chitkala Devi, M. Bharathalakshmi, M. B. G. S. Kumari, N. V. Naidu (Effect of Sources and Levels of Phosphorus with Zinc on Yield and Quality of Sugarcane; Sugar Tech June 2012, Volume 14, Issue 2, pp 195-198)
Một nghiên cứu được tiến hành để xác định hiệu quả của nguồn lân và liều lượng lân cùng với kẽm đến năng suất và chất lượng mía trong ba năm liên tiếp từ 2004-2005 đến 2006-2007 ở đất thịt pha cát của Trạm nghiên cứu nông nghiệp khu vực Anakapalle, Ấn Độ. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, bón phân phốt pho bằng Diamon photphat (DAP) (97,9 t/ha) hoặc đơn lẻ supe phosphate (SSP) (95,8 t/ha) đạt năng suất mía nhiều hơn hoặc ít hơn tương ứng. Hiệu quả 100% liều khuyến cáo P2O5 (97,7 t/ha) hoặc 125% liều khuyến cáo P2O5 (98,8 t/ha) có sai khác không đáng kể nhưng cao hơn đáng kể so với 75% liều khuyến cáo P2O5. Tuy nhiên, mía năng suất cao hơn đáng kể (98,1 t/ha) đã được ghi nhận khi bón thêm 50 ZnSO4/ha kg so với mức độ thấp hơn 37,5 kg ZnSO4 (92,5 t/ha) do khối lượng mía nguyên liệu cao hơn. Do đó, nó có thể kết luận rằng bón 100 kg P2O5/ha thông qua SSP, DAP và 50 kg ZnSO4/ha cùng với 112 kg N/ha đã được tìm thấy sự tối ưu cho cây mía ở đất thịt pha cát.
Nguyễn Đại Hương (biên dịch và giới thiệu)