Đang nạp trang. Vui lòng đợi giây lát!
[13-03-2024] - LẤY Ý KIẾN GÓP Ý CHO DỰ THẢO TCCS/VMĐ VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA | [27-03-2023] - TB TUYỂN CHUYÊN GIA VÀ PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIECJ TẠI CUBA | [24-03-2023] - ĐĂNG KÝ ỨNG VIÊN XÉT BỔ NHIỆM CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ NĂM 2023 | [24-03-2023] - Ban Thông tin và Đào tạo - VAAS | [30-08-2022] - Thông báo về việc cung cấp tài liệu tham khảo môn thi Kiến thức chung - Kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [10-08-2022] - Thông báo tuyển dụng viên chức làm việc tại Cơ quan Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc năm 2022 | [18-04-2022] - Thông báo về việc tuyển dụng viên chức năm 2022 | [04-07-2014] - Viện Nghiên cứu Mía đường chính thức ra mắt Ngân hàng kiến thức trồng mía |
Xem TIN TỨC
Níu giữ vị ngọt mía đường
Tuesday - 23-10-2018 | 02:37:46 PM
Lò nấu đường thủ công của ông duy nhất còn sót lại trên đất Quế Sơn, nơi từng được mệnh danh là thủ phủ mía đường một thời của Quảng Nam. Ông là Trần Đình Hai (65 tuổi), trú thôn Tân Đông Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

Ông Hai bên những chảo nấu đường bằng gang còn sót lại

Tưởng chừng nghề nấu mía đường chỉ còn trong quá khứ, nhưng ở vùng đất đồi gò này, vẫn có một người suốt hơn 40 năm qua gắn bó với nghề. Lò nấu đường thủ công của ông duy nhất còn sót lại trên đất Quế Sơn, nơi từng được mệnh danh là thủ phủ mía đường một thời của Quảng Nam. Ông là Trần Đình Hai (65 tuổi), trú thôn Tân Đông Tây, xã Phú Thọ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

Giữ nghề xưa

Năm cái chảo nấu đường bằng gang nằm thẳng tắp trên bệ lò như vẫn vương mùi ngào ngạt của mía đường còn sót lại. Mới khoảng 2 tháng tắt lò nhưng thành chảo đã ánh lên màu đen sỉn của nước mía, đường và bụi bám. Gần trăm chiếc tô nhôm dùng làm khuôn đổ đường đã được chất chồng trong giỏ sắt, đặt khuất góc lò, bên cạnh chiếc gàu múc đường đặt hờ hững… Thoạt nhìn, không ai nghĩ đây là lò nấu mía đường “nổi tiếng” nhất xã Phú Thọ và Quế Sơn. Sở dĩ, nói nổi tiếng bởi chỉ cần bước chân vào địa phận xã, hỏi lò nấu đường ông Hai Phước (tên gọi thân mật của ông Trần Đình Hai) thì ai cũng biết. Lò nấu đường không những vang danh trong thôn Tân Đông Tây, xã Phú Thọ, mà còn lan xa toàn huyện Quế Sơn. Một số hộ trồng mía các xã lân cận của huyện Thăng Bình cũng rộn ràng tìm tới.

Độ tháng 2 hàng năm, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông Hai lại hoạt động thâu đêm. Kẻ chở mía đến nấu đường, con buôn chờ mua đường, trẻ em, người già ngóng trông mẻ đường non, xin nhúng vài cái bánh tráng, hoặc mua ít đường non về ăn dần. Tiếng cười nói í ới, tiếng va chạm của đường tán (đường bát) ra khuôn, xếp vào rọ tạo thanh âm lách cách, cả vùng quê xôn xao hàng tháng trời… Nhưng đó là câu chuyện của khoảng 20 năm về trước, khi mà thôn Tân Đông Tây nhà nào cũng trồng mía. Thời hoàng kim, trong thôn có 6-7 lò nấu đường, đến mùa thu hoạch, cả làng lúc nào cũng ngậy lên mùi thơm của mật mía, của đường. “Hồi đó lò tôi nấu liên tục cả tháng trời, mỗi ngày gần 30 mẻ. Chỉ riêng mía của nhà trồng đã ép gần 200 lượt. Mà ai cũng nhiều như vậy. Làm không xuể”, ông Hai nhớ lại.

Bây giờ, trong thôn còn chưa đến 10 hộ trồng mía, diện tích nhỏ lẻ, ai trồng nhiều lắm cũng chỉ 1 sào (500m2), mùa cao điểm lò đỏ lửa được 5-7 ngày là tắt. Thi thoảng, người dân một số vùng lân cận như Quế Thuận hoặc Bình Quý (Thăng Bình) cũng chở mía sang ép đường nhưng lẻ tẻ. Ông Hai cho rằng, nguyên nhân trong làng ít người còn theo nghề trồng mía là do đất đai cằn cỗi, thiếu nước, trồng mía cực, năng suất thấp, thời gian thu hoạch lâu, không lời lãi, nhất là giờ đây lớp trẻ không mặn mà với nghề này.

Dù vùng nguyên liệu mía không còn nhiều, khách hàng ít, ngày đỏ lửa cũng ngắn dần, nhưng ông Trần Đình Hai vẫn duy trì lò như muốn níu kéo cái nghề đã gắn với ký ức của làng. “Thông thường 1 mẻ mình ép 12 bó mía (trọng lượng 30kg/bó) sẽ cho ra được 20-25kg đường thành phẩm, tiền công 170.000 đồng, chủ yếu làm thêm nên cũng không lời lãi gì vì ít quá. Mình già rồi, làm được bao nhiêu thì làm, vài năm nữa ốm yếu không làm được cũng nghỉ nên cái nghề này chắc không tồn tại bao lâu nữa. Chưa kể, không ai trồng mía, lấy gì mình ép nấu đường. Thôi cứ coi như mình duy trì để cho con cháu biết cái nghề của làng”, ông Hai bộc bạch.

Những xa xôi không về

Thời huy hoàng của mía đường Quảng Nam trôi qua ước chừng cũng hơn 20 năm, giai đoạn mà các vùng Quế Sơn, Thăng Bình, Duy Xuyên đi đâu cũng bạt ngàn mía. Chỉ riêng thôn Tân Đông Tây, một lò như nhà ông Hai mỗi ngày cũng nấu gần chục tấn mía. Thương lái khắp nơi đổ về tranh nhau mua từng sọt đường bát, chất đầy, chở đi khắp nơi. Nhưng rồi, giá đường trượt dài, người trồng mía lao đao khi đường từ nơi khác đổ về với giá rẻ bèo. Nhà máy mía đường đóng cửa, bao nhiêu cánh đồng mía ở Quảng Nam bỏ hoang, hoặc chuyển sang trồng các loại cây khác. Chung số phận, những lò đường thủ công truyền thống một thời ở thôn Tân Đông Tây và nhiều vùng khác ở Quảng Nam cùng lụi tàn. “Không trách được, giá thấp, đường bán không được thì dân nghỉ làm thôi. Bây giờ đường bát có giá thì không có ai làm. Lớp trẻ bỏ đi làm ăn xa kiếm sống, chứ không thể về đây bu bám vào mấy sào mía và cái lò đường nắng nóng này”, ông Nguyễn Trường Sang - Chủ tịch UBND xã Phú Thọ tâm sự.

Theo ông Nguyễn Trường Sang, bây giờ trong số hơn 350 hộ dân của thôn, số hộ trồng mía chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn diện tích trồng mía của xã chưa đến 3ha, chủ yếu nhỏ lẻ. “Thật ra, làm mía giờ tính ra vẫn lãi, đơn cử như với loại đường 1,5kg giá khoảng 50.000/cặp; loại 1-1,2kg giá khoảng 30.000/cặp, nhưng công việc này nặng nhọc nên dân bỏ dần, nhất là lớp trẻ họ không ham. Xã hướng cho dân chuyển đổi sang trồng các loại cây phù hợp và có thu nhập”, ông Sang nói.

Còn với ông Trần Đình Hai, người ngót nghét hơn 40 năm níu giữ lò đường thì đó như cái nghiệp mà tiền nhân để lại. Chưa kể, không làm cũng thấy nhớ cái không khí xôn xao, háo hức của kẻ ra người vào; rồi cái mùi ngọt ngào của đường bao năm đã thấm vào da thịt, cứ quặn thắt quyến luyến không chịu được. “Cả đời quen với mùi đường, mùi mía rồi, nên mỗi khi đến mùa, lòng cũng nôn nao, xốn xang không chịu được. Mặc dù một năm chỉ nấu được vài bận, từ tháng 2 đến tháng 4, mà cũng phải gom đôi bữa mới đủ vài tạ mía, nấu chừng 3 đợt là dừng chờ đủ mía mới nấu tiếp. Bây giờ đã qua mùa thu hoạch mía rồi, đành đắp lò chờ năm sau làm tiếp. Biết đâu mai mốt cây mía có giá, lớp trẻ quay về thì nghề này lại được hồi sinh”, ông Hai kỳ vọng. Âu đó cũng là tâm sự của lớp người xưa, nhớ lại cái thời huy hoàng của mía đường, tựa như giấc mơ ngọt ngào biết đâu sẽ trở thành hiện thực một ngày nào đó!

NGỌC PHÚC

baomoi.com

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
BÌNH LUẬN

Video
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp! Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech", Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776 Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email. Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây: http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật. Trân trọng cảm ơn! Sugar Tech June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133 Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy Purchase on Springer.com $39.95 / €34.95 / £29.95 * * Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
quảng cáo tài trợ
Thống kê
1805
Tổng số khách đã viếng thăm