Xem TIN TỨC
Nghệ An bàn giao sản phẩm khoa học công nghệ cho đối tác Nhật Bản
Friday - 29-03-2024 | 11:20:46 AM
Friday - 29-03-2024 | 11:20:46 AM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
37897
Tổng số khách đã viếng thăm
Sáng 27/3, tại thị xã Thái Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ bàn giao lô sản phẩm thử nghiệm sản xuất thức ăn dự trữ cho gia súc từ phụ phẩm cây mía. Đây là lô sản phẩm khoa học công nghệ được đặt hàng thông qua hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ giữa Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An với Nhật Bản.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra quy trình ủ chua thức ăn từ phụ phẩm cây mía. Ảnh: Thanh Lê
Tại Nghệ An, mía là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, giá thu mua nguyên liệu mía cây của các nhà máy tương đối ổn định, đồng thời UBND tỉnh và các ngành liên quan đã có những chỉ đạo kịp thời trong việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất tại các vùng mía nguyên liệu.
Từ việc áp dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa trong các khâu trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật nên năng suất mía tại các vùng nguyên liệu chính đều đạt tương đối cao.
Lô hàng đầu tiên được đóng gói bàn giao cho đối tác Nhật Bản. Ảnh: Thanh Lê
Do vậy, diện tích trồng mía nguyên liệu của người dân hàng năm luôn ổn định và có xu hướng tăng lên, năm 2022 tổng diện tích là 22.560 ha, năm 2023 tổng diện tích là 24.000ha. Năng suất trung bình 720 tạ/ha, tổng sản lượng mía nguyên liệu năm 2022 đạt 1.625 nghìn tấn.
Song song với đó thì nguồn nguyên liệu ngọn mía thải ra khoảng gần 250 nghìn tấn/năm, đây là nguồn phụ phẩm rất lớn đang bị người dân lãng phí đốt bỏ và thải ra môi trường hàng năm, hiện vẫn chưa có giải pháp khai thác xử lý hiệu quả.
Sản phẩm thành công sẽ góp phần giải quyết một lượng lớn nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp của người dân trồng mía trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thanh Lê
Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển thị trường thức ăn chăn nuôi. Theo thống kê, tổng nhu cầu thức ăn tinh cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, chiếm 35%. Như vậy, Việt Nam phải nhập khẩu đến 65% từ thị trường bên ngoài.
Thực trạng đó cho thấy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi đang rất cao. Việc tận dụng các nguồn phế thải sau sản xuất mía để sản xuất thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, góp phần cung cấp nguồn thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao cho vật nuôi mà lại giảm thải các nguồn phụ phẩm, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.
Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành quy trình ủ chua thức ăn từ phụ phẩm cây mía. Ảnh: Thanh Lê
Xuất phát từ thực tế trên, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm ủ chua từ phụ phẩm cây mía. Quy trình ủ chua thức ăn từ phụ phẩm cây mía này được xây dựng dựa trên các quy trình ủ chua thức ăn từ cỏ, ngô, phụ phế phẩm nông nghiệp,... tạo ra nguồn thức ăn dự trữ có khối lượng lớn cung cấp cho nghề chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và hướng tới xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện từ phía các quốc gia có nhu cầu.
Theo đồng chí Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ: Việc khai thác chế biến các phụ phẩm mía đường sẽ tăng thêm hiệu quả kinh tế cho người dân trồng mía nguyên liệu, đồng thời dự trữ được nguồn thức ăn trong mùa khô khi mà các nguồn thức ăn xanh trở nên khan hiếm nhằm cung cấp cho các trang trại chăn nuôi gia súc lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An và hướng tới xuất khẩu khi đáp ứng các điều kiện phù hợp theo đặt hàng từ phía các đối tác.
Đồng thời sẽ góp phần giải quyết một lượng lớn nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp của người dân trồng mía trên địa bàn tỉnh, làm tăng hiệu quả kinh tế từ nghề trồng mía nguyên liệu, thúc đẩy phát triển mở rộng các vùng nguyên liệu theo các chương trình, đề án mà tỉnh đã đặt ra.
Lô sản phẩm thử nghiệm sản xuất thức ăn dự trữ cho gia súc từ phụ phẩm cây mía được vận chuyển để bàn giao cho đối tác Nhật Bản. Ảnh: Thanh Lê
Việc ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ vi sinh) trong xử lý các loại phế thải có nguồn gốc hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi là hướng đi mới, hiện đại và phù hợp, đang được Chính phủ và các địa phương ưu tiên phát triển. Có thể nói công nghệ này được đề xuất và phát triển sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị của cây mía.
Từ lô hàng thử nghiệm ban đầu nếu đáp ứng được các yêu cầu của đối tác Nhật Bản, Sở Khoa học và Công nghệ dự kiến tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình liên kết phát triển sản xuất thức ăn dự trữ cho gia súc từ phụ phẩm mía đường phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới./.
Theo Baonghean