Xem TIN TỨC
Bản tin khoa học số 4 (3/2013)
Wednesday - 13-03-2013 | 08:27:22 PM
Wednesday - 13-03-2013 | 08:27:22 PM
TIN MỚI NHẤT
bình luận mới
Đoàn Quang Phong
Gửi TS Đỗ Ngọc Diệp Đọc bài viết của TS tôi rất tâm dắc.Vấn đề cơ gới hoá thu hoạch là khâu cấp thiết giá thành thu hoạch cụ thể giảm chi phí 70000/tấn, tận thu hầu hết nguyên liệu gốc, phần loại bỏ được trả lại cho đất. nói chung máy thu hoạch phải đạt những tính năng như TS đã nêu.Tôi xin giới thiệu với ông mô hình tôi đã mày mò(www.youtube.com/watch?v=N_YppX5wEq4),cần sự cộng tác để hoàn thành. Những bất cập trên mô hình chẳng qua chỉ thiếu vốn đầu tư mà thôi. Tôi mong rằng Viện nghiên cứu qua ông quan tâm. Tôi chỉ là nông dân trồng mía rất nhọc nhằn trong khâu thu hoạch nên quyết tâm suy nghĩ thế thôi. Rất mong được cơ quan, cá nhân có tâm huyết và khả năng tiếp nhân để sản xuất máy công cụ này. Rất mong được trao đổi
Nguyễn Thế Hữu
Chân thành cảm ơn Chú Diệp! Bài viết của Chú rất hữu ích và mang nhiều ý nghĩa thực tế trong ngành trồng mía hiện nay. Chúng cháu kính chúc Chú luôn dồi dào sức khỏe để còn dẫn lối nhiều hơn nữa cho ngành mía đường Việt Nam.
Nguyễn Thế Hữu
Dear quý Anh/Chị đồng nghiệp!
Hiện nay tôi đã được 1 người thân giúp đỡ và lấy được những tài liệu dạng fulltext từ tạp chí chuyên xuất bản những nghiên cứu về cây mía "Sugar Tech",
Anh/Chị nào cần file fulltext để tham khảo thêm thì liên hệ với tôi qua email: nthuu@hotmail.com hoặc số phone: 0983.832.776
Lưu ý: Anh/chị chỉ cần gửi tên đầy đủ của nghiên cứu qua email.
Trân trọng!
Bùi Anh Văn
Gửi anh Đông anh có thể tải về và tham khảo tại đây:
http://www.mediafire.com/?b9jl3g7272zh17e
http://www.mediafire.com/view/?fr8e2frdhj60l2f
Phan Văn Toàn
Kính gửi Quý Viện
Để muốn có các tài liệu nghiên cứu trên phải mua trên mạng với giá 20 - 40 USD, vì vậy Quý Viện có quỹ nào để mua và cung cấp cho đọc giả tham khảo kịp thời các tiến bộ kỹ thuật.
Trân trọng cảm ơn!
Sugar Tech
June 2012 , Volume 14 , Issue 2 , pp 126-133
Wider Row Spacing in Sugarcane: A Socio-economic Performance Analysis
T. Rajula Shanthy , GR Muthusamy
Purchase on Springer.com
$39.95 / €34.95 / £29.95 *
* Final gross prices may vary according to local VAT.
lịch việt
Liên kết website
Thống kê
22626
Tổng số khách đã viếng thăm
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT MÍA
Muhammad Farrukh Saleem, Abdul Ghaffar, Shakeel Ahmad Anjum, Mumtaz Akhtar Cheema, and Muhammd Faisal Bilal (Effect of Nitrogen on Growth and Yield of Sugarcane, Journal American Society of Sugar Cane Technologists, Vol. 32, 2012)
Mía là cây nhiệt đới đòi hỏi một khí hậu nóng ẩm cho sự tăng trưởng tốt, nhưng được trồng ở vùng cận nhiệt đới của Pakistan với khí hậu bán khô hạn. Mía đáp ứng tốt với tỷ lệ bón đạm cao hơn và nghiên cứu này sử dụng năng suất cây trồng và hiệu quả sử dụng đạm là hai tiêu chí quan trọng về hiệu suất cây trồng để xác định mức độ đạm tối ưu. Một thí nghiệm thực địa đã được tiến hành trong hai năm liên tiếp tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ayub, Faisalabad, Pakistan. Các nghiệm thức bao gồm ba mức nitơ (mức khuyến cáo 168 kg/ha, 1,5 lần mức khuyến cáo 252 kg/ha và gấp đôi mức khuyến cáo 336 kg/ha) được bón đầy đủ lúc trồng hoặc 90 ngày sau khi trồng hoặc chia làm 2 lần bằng nhau, nghĩa là 50% lúc trồng và 50% ở 90 ngày sau trồng. Một đối chứng (không bón đạm) cũng được sử dụng. Kết quả cho thấy tác động đáng kể liều lượng và thời gian bón đạm trên hầu hết các thông số nghiên cứu trừ CCS (%). Năng suất và sản lượng đường tối đa đã được ghi nhận khi đạm được bón mức 252 kg/ha chia 2 lần bón bằng nhau dù tỷ lệ đạm cao (336 kg/ha) không hề thua kém về mặt thống kê. Tốc độ tăng trưởng cây trồng và thời gian diện tích lá đạt tối đa với liều lượng đạm cao được bón trong hai lần bằng nhau. Hiệu quả sử dụng đạm cũng rất khác nhau giữa các nghiệm thức khác nhau. Các kết quả này cho thấy cần thiết phải điều chỉnh tỷ lệ N đã được khuyến cáo trong sản xuất mía của Pakistan và các khu vực khác có thể của thế giới.
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HOẠCH ĐỐT LÁ VÀ ĐỂ LÁ ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT
Bob Wiedenfeld (Effects of green harvesting vs burning on soil properties, growth and yield of sugarcane in South Texas, Journal of the American Society of Sugar Cane Technologists 29: 102-109, 2009)
Thu hoạch mía để lá mà không cần đốt để loại bỏ lá và ngọn ngày càng tăng do các vấn đề liên quan đến môi trường. Thông tin cần thiết về những ảnh hưởng của các tàn dư duy trì tính chất của đất và tăng trưởng cây trồng. Nghiên cứu này được tiến hành để so sánh tác động của thu hoạch để lá với đốt lá trước thu hoạch ở vùng bán khô hạn của Nam Texas. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau ba năm tăng khi thu hoạch để lá so với đốt cháy trước khi thu hoạch. Rất ít sự khác biệt trong tính chất hóa học đất đã được tìm thấy. Thu hoạch để lá so với đốt lá trước thu hoạch gây ra giảm 20% năng suất ở mía gốc 2 và giảm nhẹ trong tăng trưởng cây trồng nhưng tăng 8% hàm lượng đường trong cây trồng gốc 3. Trong khi những ảnh hưởng do thu hoạch để lá đến tính chất của đất và tăng trưởng cây trồng tương đối nhỏ, tàn dư còn lại trên đất cho thấy những thách thức đáng kể trong việc canh tác, quản lý cỏ dại và tưới tiêu.
ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH CẰN GỐC ĐẾN NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG MÍA MỚI PHÓNG THÍCH Ở LOUISIANA
M. P. Grisham, R. M. Johnson, and R. V. Viator (Effect of ratoon stunting disease on yield of recently released sugarcane cultivars in Louisiana, Journal of the American Society of Sugar Cane Technologists 29: 119-127, 2009).
Bốn thí nghiệm được tiến hành từ năm 2000 đến năm 2007 để xác định tính mẫn cảm của bảy giống mía thương mại (HoCP 91-555, Ho 95-988, HoCP 96-540, L 97-128, L 99-226, L 99-233, và HoCP 00-950) phóng thích ở Louisiana kể từ năm 1999 đến bệnh cằn gốc (RSD) gây ra bởi vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli. Tính mẫn cảm được dựa trên tỷ lệ phần trăm của các bó mạch trong thân cây bị xâm nhập bởi vi khuẩn và sự sụt giảm năng suất ở cây bị nhiễm bệnh so với các cây không bị nhiễm bệnh. Năng suất mía và đường được xác định ở vụ tơ và 2 vụ gốc 1 và gốc 2 của mỗi thí nghiệm. Tỷ lệ phần trăm bó mạch bị nhiễm (colonized vascular bundles - CVB) đã được xác định trên 4 thân cây ngẫu nhiên thu được từ mỗi ô. Tỷ lệ phần trăm CVB cao (> 50%) tìm thấy trong thân của giống L 99-226 và L 99-233. Năng suất mía và đường đã giảm 24% trong niên vụ gốc 2 của giống L 99-226 và trung bình 32% qua các vụ tơ, gốc 1 và gốc 2 của giống L 99-233. Tỷ lệ phần trăm CVB cao vừa phải (15-50%) đã được quan sát ở giống HoCP 91-555 và HoCP 00-950, nhưng năng suất mía và đường chỉ giảm trong vụ gốc 1 của giống HoCP 91-555. Tỷ lệ CVB của ba giống còn lại, Ho 95-988, HoCP 96-540 và L 97-128, thấp (<15%), và không phát hiện có tổn thất năng suất mía hoặc đường. Mặc dù không làm giảm năng suất mía hoặc đường được phát hiện trong các giống cây trồng với tỷ lệ phần trăm CVB thấp, và chỉ có một trong hai giống với tỷ lệ CVB trung bình, mía giống không nhiễm bệnh của L. xyli subsp. xyli nên được sử dụng cho trồng mới để tránh sự lây lan của mầm bệnh này sang giống nhạy cảm hơn.
PHÂN HỦY SINH HỌC TÀN DƯ THỰC VẬT BẰNG NẤM TRICHODERMA
Brij Lal Sharma, Sujeet Pratap Singh, Mukut Lal Sharma (Bio-degradation of Crop Residues byTrichoderma Species vis-à vis Nutrient Quality of the Prepared Compost; Sugar Tech June 2012, Volume 14, Issue 2, pp 174-180)
Phân hủy sinh học các tàn dư thực vật như lá mía, rơm rạ của lúa và lúa mỳ bằng Trichoderma đã được nghiên cứu bằng cách ủ trong các hố đất trong 90 ngày. Các nghiệm thức ủ với urê và phân chuồng, cấy nấm Trichoderma tăng hàm lượng N, P, K, S trong phân ủ kết quả ổn định là 90 ngày. Tương tự như vậy, các-bon hữu cơ và tỷ lệ C:N giảm đáng kể trong các tàn dư và đạt tối thiểu vào cuối của chu kỳ ủ. Trong số các chất hữu cơ phân hủy theo thứ tự rơm lúa mỳ > rơm lúa gạo> lá mía theo sự giảm tỷ lệ C:N. Rơm rạ lúa mì, lúa gạo và lá mía băm nhỏ cần tối thiểu tương ứng là 60, 60 và 90 ngày để chuyển đổi thành phân hữu cơ chất lượng tốt bởi quá trình này. Sự phân hủy của các tàn dư thực vật liên quan đến thu hẹp của tỷ lệ C:N bởi giải pháp urê được áp dụng tiếp theo là phân hủy vi sinh vật bằng các Trichoderma. Nghiên cứu này có thể sản xuất phân ủ compost quy mô lớn của các rác thải nông thôn hay thành thị và có thể được mở rộng để phân hủy tại chỗ tức là tàn dư thực vật của mía, lúa và lúa mì còn lại sau khi thu hoạch trong lĩnh vực này.Do đó sẽ nâng cao độ phì của đất cho sản xuất cây trồng bền vững, bảo vệ môi trường bị ô nhiễm bởi tác động đốt rác.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ, XẾP HẠNG TĂNG TRƯỞNG TRỰC QUAN VÀ NĂNG SUẤT MÍA
H. S. Sandhu, R. A. Gilbert, J. M. McCray, R. Perdomo, B. Eiland, G. Powell, and G. Montes (Relationships among Leaf Area Index, Visual Growth Rating, and Sugarcane Yield, Journal American Society of Sugar Cane Technologists, Vol. 32, 2012)
Xếp hạng tăng trưởng trực quan (visual growth ratings - VRG) thường được sử dụng trong Chương trình tạo giống mía (Saccharum spp.) để so sánh hiệu suất gen một cách nhanh chóng và kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa VRG cũng như các phép đo tăng trưởng định lượng với sản lượng cuối cùng chưa được hiểu rõ. Dữ liệu về chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index - LAI) và VRG thu được từ một nghiên cứu 3 năm được sử dụng để xác định các mối quan hệ giữa LAI, VRG, và năng suất mía trong mỗi ha (T/Ha), và cũng để xác định xu hướng thời gian cho mối quan hệ của LAI và VRG với năng suất qua mùa vụ. LAI tăng tuyến tính thông qua các mùa vụ theo dữ liệu thu thập được. LAI kém liên quan đến năng suất (r2 = 0,09-0,18) trong đầu vụ trồng và có một sự cải thiện nhanh chóng trong mối tương quan này lúc giữa vụ (r2 = 0,66-0,76), được duy trì đến cuối vụ (r2 = 0,66 -0,87). Mối quan hệ giữa VRG và năng suất mạnh nhất vào giữa vụ (r2 = 0,72-0,88). Tương tự, có tương quan thuận giữa VRG và LAI giữa mùa vụ (r2 = 0,65-0,77) và giảm đi (r2 = 0,54-0,57) vào cuối vụ. Kết quả cho thấy các phép đo VRG hiệu quả dự đoán năng suất mía như số lượng các phép đo LAI. Ngoài ra, LAI và VRG từ giữa đến cuối mùa liên quan chặt chẽ với nhau và cũng có liên quan đến năng suất mía.
Nguyễn Đại Hương (Biên dịch và giới thiệu)